Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do nhiệt là gì? Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ hiệu quả

VOH - Những dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng cấp cứu đột quỵ do nhiệt sẽ giúp bạn có thể hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng TS BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM.

Câu hỏi: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do nhiệt là gì? Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là bao lâu? Làm thế nào để hỗ trợ người thân bị đột quỵ tại nhà hay những người khác?

Trả lời:

Khi chúng ta tiếp xúc với nhiệt, chúng ta bị ra mồ hôi, mặt sẽ bắt đầu nóng bừng. Khi đó, mọi người xung quanh sẽ thấy mặt chúng ta đỏ lên và bản thân sẽ thấy nóng bức bên trong. Dần dần, ta bắt đầu thấy môi khô hơn, có cảm giác hơi khát nước.

Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì tình trạng tiếp xúc với nắng nóng liên tục thì sẽ mệt, cơ thể yếu đi. Có vài người đột nhiên bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có người dường như bị tiêu chảy. Tình trạng này sẽ khiến ta bị choáng và ngất đi. Nặng hơn nữa, nếu chúng ta bị mất ý thức, rơi vào tình trạng hôn mê, co giật và mê sảng thì sẽ đe dọa đến tính mạng.

dau-hieu-canh-bao-dot-quy-do-nhiet-la-gi-lam-gi-de-ho-tro-benh-nhan-nhanh-chong-voh-1
Những biểu hiện của đột quỵ do nhiệt có thể từ nhẹ đến nặng - Ảnh: Internet

Khi chúng ta thấy một người có những dấu hiệu như tự dưng chóng mặt, ra mồ hôi quá nhiều, mặt đỏ bừng hoặc nhức đầu, buồn nôn và đang tiếp xúc với môi trường nóng, môi trường nhiệt thì chúng ta làm như sau:

  • Nhanh chóng đưa người đó vào khu vực mát, không để tiếp xúc với nắng, không để thân nhiệt gia tăng thêm.
  • Cho người bệnh nằm xuống, nới rộng quần áo ra.
  • Lấy khăn mát, đừng quá lạnh, lau vào những vùng có động mạch lớn như lau mặt, đắp vùng cổ, vùng gáy, vùng nách và vùng ngực của người bệnh để nhanh giảm thân nhiệt.
  • Cho bệnh nhân uống nước. Tốt nhất là nước dừa cho một tí muối hoặc nước chanh muối để bù nước và muối khoáng. Nếu không có thì có thể cho bệnh nhân uống nước lọc thường. Chúng ta nên cho bệnh nhân uống theo từng ngụm. 
  • Đảm bảo không gian của người bệnh được thông thoáng. Ta có thể dùng quạt, đưa vào phòng mát khoảng 27, 28°C. Khi người bệnh ổn định hơn, ta tiếp tục theo dõi.

Nếu bệnh nhân đột nhiên hôn mê thì chúng ta nên lập tức làm những động tác như vậy và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện. Trong khi đi bệnh viện, chúng ta cũng nên lau mát cho bệnh nhân. Việc đi đến bệnh viện sẽ giúp người bệnh được cấp cứu tốt hơn.

voh-soc-nhiet-dot-quy-mua-nang-nong

Theo dõi VOH Khỏe để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích!