Bộ GD-ĐT trả lời chất vấn về các vấn đề tồn tại của ngành Giáo dục

(VOH) - Hôm nay (11/6), Quốc hội tiếp tục phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vào đầu buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý của Bộ Tài chính. Trong đó tập trung vào nhóm vấn đề đầu tư công, việc tái cơ cấu nợ công, nợ chính phủ; khả năng cân đối nguồn trả nợ công, tình hình mua lại nợ xấu của các doanh nghiệp, thuế, chống thất thu thuế, chuyển giá, đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA…

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức độ phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc:


Câu hỏi này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là câu hỏi hay, đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý. Trả lời câu hỏi trên của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định:


Cũng về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: "Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã trả lời rõ ràng câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Kinh tế của chúng ta không phụ thuộc vào Trung Quốc. Chúng ta hợp tác làm ăn, nếu thua thì hai bên cùng thua. Vay mượn của chúng ta đối với Trung Quốc không nhiều nên chưa có phụ thuộc gì lớn".

Sau khi Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kết thúc phần trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Các đại biểu đã chất vấn những vấn đề tồn tại, gây bức xúc trong giáo dục hiện nay như đào tạo đại học, cao đẳng bất hợp lý dẫn đến hàng chục ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp, việc đổi mới giáo dục, sách giáo khoa, vấn đề phổ cập giáo dục mầm non, bệnh thành tích trong giáo dục, việc cho phép mở và đào tạo tràn lan các ngành ở các trường đại học.

Đại biểu Hồ Thị Thủy (đoàn Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi:


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời:


Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) và Nguyễn Thanh Thùy (Bình Định) nêu thực trạng đáng buồn là hơn 72.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hiện nay do đào tạo bất hợp lý - triển khai tràn lan các trường đại học nhưng chủ yếu đào tạo khoa học, xã hội mà không đào tạo về khoa học - kỹ thuật. Điều này làm méo mó cung cầu lao động. Bộ có giải pháp gì?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thừa nhận trách nhiệm để lượng lớn sinh viên thất nghiệp trong thời gian dài, chú trọng quy mô mà chưa đảm bảo chất lượng, đào tạo chưa gắn thực tế, đồng thời nêu một số giải pháp trong thời gian tới:


Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP.HCM) đặt vấn đề về chất lượng đào tạo hệ đại học còn thấp, Bộ có đánh giá là thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh, hiệu quả để thu hút nguồn lực của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục đại học. Để giải quyết việc này, Bộ có nêu về việc tự chủ tài chính cho các trường đại học, cao đẳng và hiện nay Bộ xây dựng đề án thí điểm tự chủ tài chính của 4 trường đại học trình Quốc hội, trong đó cho tính giá dịch vụ cho các trường đại học.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt câu hỏi:


Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời:


Các đại biểu cũng đặt câu hỏi vì sao chưa đổi mới sách giáo khoa đã đổi mới chương trình thi, việc bỏ thi tốt nghiệp THPT từ 6 môn còn 4 môn có khiến học sinh học lệch hay không. Bộ có giải pháp gì để khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh sinh viên.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đang từng bước đổi mới cách dạy và học để học sinh phát triển năng lực, tư duy và đảm bảo học đi đôi với hành. Bộ cũng nhận ra việc đào tạo không đáp ứng yêu cầu của thị trường và sẽ rà soát để đào tạo đạt chất lượng, gắn với thực tiễn.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng tham gia giải trình thêm những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách như điều kiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức trong thời gian qua…