Có nên giảm bớt hình thức khen thưởng cấp Nhà nước?

(VOH) - Chiều 22.10, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã tiến hành họp phiên toàn thể tại Hội trường để thảo luận và cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng. Phóng viên Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM đang tác nghiệp tại Hà Nội phản ánh về phiên thảo luận này.

Ngày làm việc thứ 2, Quốc hội khóa XIII Quốc hội làm việc tại hội trường.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng được đưa ra lấy ý kiến góp ý lần này dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 47 điều: các quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn đối với các hình thức khen thưởng cho các đối tượng; nâng cao tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng; phân cấp và mở rộng thẩm quyền khen thưởng đối với một số hình thức khen thưởng; quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện và xây dựng điển hình tiên tiến là người lao động.

Đa số các ĐBQH tán thành nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị bầu chọn, khen thưởng danh hiệu thi đua nên hạn chế các trường hợp bầu chọn thủ trưởng, chú ý đến đa số công nhân viên, người lao động trực tiếp để khen thưởng hằng năm và khen thưởng đột xuất đúng người, đúng việc. Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, cho rằng:


Một số ý kiến bày tỏ băn khoăn đối với các quy định của dự án Luật; đề nghị, cơ quan soạn thảo cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa về thủ tục, quy trình các hình thức khen thưởng của Nhà nước, nhất là thủ tục khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội chuyên trách, kiêm nhiệm nói riêng. Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Thanh Quyết-ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, nêu ý kiến:

Cũng có ý kiến ĐBQH cho rằng, việc khen thưởng đại biểu Quốc hội nên quy định theo hướng không cộng dồn thành tích mà căn cứ theo thành tích, công trạng và cống hiến thông qua các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước. Đối với thành tích trong hoạt động khác không phải là hoạt động Quốc hội thì được khen thưởng dựa trên kết quả của thành tích đó theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng. Vì vậy, các ý kiến thống nhất với phương án là Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định các hình thức khen thưởng cho đại biểu Quốc hội. Về một số quy định trong dự thảo Luật này, bà Trần Thị Diệu Thúy- ĐBQH đoàn TPHCM, góp ý thêm:


Cũng liên quan đến một số quy định còn nhiều băn khoăn trong dự thảo Luật Thi đua Khen thưởng, bà Nguyễn Thị Kim Thúy- ĐBQH TP Đà Nẵng, cho rằng:

Một số đại biểu cũng băn khoăn về thời gian 5 năm mới xét tặng Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang có muộn hay không khi có những người làm nên những chiến công, thành tích trong một thời điểm nhất định? Bên cạnh việc quy định cụ thể đối với các hình thức khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp. Đồng thời bổ sung tiêu chuẩn của các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” các hạng, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, quy định cụ thể hơn việc khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, làm rõ hơn thành tích về sáng tạo và quy định trong hồ sơ phải có xác nhận thành tích này để đảm bảo việc khen thưởng chính xác.


Theo chương trình của kỳ họp, trong phiên làm việc tổ sáng nay 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và góp ý vào dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).