Đại biểu tranh luận về tên gọi của Luật bảo vệ và phát triển rừng

(VOH) - Sáng nay 19/6, sau khi lấy ý kiến về việc bổ nhiệm 2 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các đại biểu thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi.

Theo quy trình ban hành luật, dự luật này sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 4, tuy nhiên, tên gọi của dự luật này vẫn là vấn đề được các đại biểu tranh luận "nóng" và chưa thống nhất.

Đại biểu Võ Đình Tín. Ảnh: baodaknong

Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) cho rằng, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển rừng và xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế; nguồn nhân lực phân tán, chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập, giúp người dân yên tâm bảo vệ, phát triển rừng và sống bằng nghề rừng. Trong khi đó, không thể phủ nhận vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia bảo vệ rất hiệu quả. Ông Tín góp ý:

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa Vũng Tàu) đề nghị đổi tên gọi như trong tờ trình của Chính phủ là Luật Lâm nghiệp để đảm bảo tính thống nhất của ngành lâm nghiệp, có tính tổng quát, dễ hiểu nhất, bao gồm nhiều hoạt động như quản lý, bảo vệ, phát triển, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo quốc phòng - an ninh...

Đại biểu Mùa A Vàng (Điện Biên) cho rằng, các chính sách dành cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng chưa phát huy hiệu quả, chưa mang đến cho họ một cuộc sống ổn định. Đại biểu cũng đề nghị cần có quy định cụ thể hơn chính sách nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, làm sao khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân tham gia bảo vệ rừng:

Đại biểu Dương Đình Công (Bắc Giang) cho rằng: nên giữ lại tên luật như trước nay để đảm bảo sự thống nhất với các dự án luật khác như Luật Đa dạng sinh học, Luật Quy hoạch, Bộ luật Dân sự…

Với 12 chương, 97 Điều, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định về trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản hay còn gọi là hoạt động lâm nghiệp.

Cuối buổi trưa nay, lãnh đạo Bộ NN&PTNT sẽ giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện.