Giảm quá tải bệnh viện bằng các giải pháp trung gian

(VOH) - Tình trạng quá tải bệnh viện luôn là căn bệnh khá trầm kha tại TPHCM. Cho đến nay, dù vẫn còn chậm nhưng ngành y tế thành phố cũng đã khá quyết liệt trong việc giảm tải bằng nhiều giải pháp.

Mới đây nhất, thông tin BV Nhi Đồng TPHCM được tiến hành khởi công xây dựng tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh với quy mô lên đến 1.000 giường bệnh đã làm nức lòng người dân, tuy nhiên, từ đây cho đến lúc có được những bệnh viện với cơ ngơi khang trang, rộng rãi hơn đóng ở các của ngõ thành phố thì ngày ngày người dân luôn cảm thấy phiền lòng mỗi khi đến khám chữa bệnh:


Do quá tải, các bệnh nhi phải nằm chữa trị ở hành lang của một bệnh viện tại TP.HCM - Ảnh: TNO.

Sau những ngày đầu còn bỡ ngỡ cho đến nay, khoa Nhi bệnh viện quận Bình Tân, quận 2, khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện An Bình, bệnh viện đa khoa huyện Bình Chánh đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người. Vì người dân ở những nơi này "truyền tai" nhau có các bác sĩ giỏi ở tuyến trên về khám, đồng thời "truyền nghề" và kinh nghiệm cho đội ngũ bác sĩ tại chỗ. "Tiếng lành đồn xa" ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Văn Mười - Giám đốc bệnh viện quận Bình Tân đã cho biết về sự thay đổi này:

Là bác sĩ đã gắn bó với bệnh viện Nhi đồng 1 trên 20 năm, TS.BS Tăng Chí Thượng - tân Phó giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1 đã khẳng định hiệu quả thiết thực từ mô hình giảm tải:

Không chỉ BV Nhi đồng 1 mà các bệnh viện như: Từ Dũ, Hùng Vương, Ung bướu cũng đã đến tận các bệnh viện đa khoa tỉnh bạn để hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật. Cách làm này đã mang lại hiệu quả trông thấy khi số ca chuyển bệnh vượt tuyến đã giảm rõ rệt. Đơn cử như bệnh viện vệ tinh của Nhi đồng 1 là bệnh viện Nhi Đồng Nai, chỉ trong vòng 3 năm số lượt trẻ chuyển lên TPHCM đã giảm đến 50%. Hay như bệnh viện Ung bướu thành phố cũng đã mạnh dạn chuyển giao cho tuyến tỉnh những kỹ thuật điều trị phức tạp, nhờ vậy mà thời gian gần đây, bệnh nhân có thể yên tâm chữa bệnh tại địa phương mà không cần phải lên đến bệnh viện Ung bướu để rồi xếp hàng chờ đợi hàng giờ liền. Bác sĩ Lê Hoàng Minh - Giám đốc bệnh viện Ung bướu nói về kế hoạch mà bệnh viện đang tiến hành:

Ngoài việc xây dựng các bệnh viện, khoa vệ tinh, cử bác sỹ giỏi lặn lội đến vùng sâu vùng xa... "chuyển giao công nghệ khám chữa bệnh"... hình thức như hỗ trợ chẩn đoán bệnh từ xa, chẩn đoán bệnh trực tuyến đã kịp thời cứu chữa rất nhiều bệnh nhân. Hình thức này đã đạt được kết quả ngoài mong đợi trong năm vừa qua, khi mà tình hình tay chân miệng diễn biến khá phức tạp tại các tỉnh. TS.BS Tăng Chí Thượng dẫn chứng:

Bên cạnh rất nhiều mô hình giảm tải vừa nêu, TPHCM đang phát triển một mô hình tuy đã phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, nhưng còn khá mới mẻ tại VN, đó là Bác sĩ gia đình. Mô hình này đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng thời gian eo hẹp và ngại chờ đợi chen lấn khi đến bệnh viện khám... Hiện dịch vụ này đang được nhiều người quan tâm và có chiều hướng phát triển trong tương lai. Ngoài các công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực y tế tham gia đầu tư, thì tại hệ thống y tế công lập, bác sĩ gia đình cũng đã phát triển mạng lưới rộng khắp. Là Trưởng trạm y tế phường 10 - quận 10, cũng là bác sĩ gia đình tại phường, bác sĩ Lâm Thị Ngọc Bích, cho biết:

Có thể nói, Bác sĩ gia đình thực sự là một trong những giải pháp không thể thiếu trong chiến lược giảm tải dài hơi. Nếu hình thành được một mạng lưới chuẩn, gắn kết được với hệ thống y tế cơ sở trong quản lý bệnh nhân sẽ tạo được quy trình khép kín. Tuy vậy, TPHCM chỉ mới đặt những viên gạch đầu tiên và đang trong quá trình hoàn thiện mô hình. Trong tương lai, đề án Bác sĩ gia đình tại TPHCM sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn: trong năm 2013, sẽ phấn đấu để mỗi quận, huyện đảm bảo ít nhất 30% số trạm y tế có bác sĩ gia đình và đến hết năm 2015, sẽ phấn đấu trên toàn địa bàn thành phố triển khai mô hình bác sĩ gia đình…

Không thể thụ động nằm chờ các chính sách vĩ mô phát huy hiệu quả trong tương lai, ngành y tế TPHCM đã và đang cùng một lúc triển khai nhiều mô hình sáng tạo bằng chính nội lực của mình. Cho đến nay, các giải pháp này đã phát huy hiệu quả và giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện tuyến trên. Với các bệnh viện tuyến dưới, vừa làm vừa học, hy vọng trong tương lai gần, bài toán giảm tải dù khá nan giải nhưng sẽ sớm được tháo gỡ, mang đến niềm vui và sự hài lòng cho bệnh nhân tại thành phố và các tỉnh lân cận.