Nhìn lại nhiệm kỳ qua của Hội Nông dân Thành phố: 5 năm, một chặng đường phát triển

(VOH) - Hôm nay 8/4, Đại hội Đại biểu Hội Nông dân TPHCM nhiệm kỳ IX 2013 – 2018 sẽ chính thức diễn ra. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân thành phố. Đại hội là dịp để các cấp Hội Nông dân nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.

Quá trình 5 năm đủ dài để nhiều mảnh đất sản xuất nông nghiệp trước đây trở thành đất công nghiệp và nhiều diện tích đất nông nghiệp năng suất kém, đất hoang hóa bạc màu, đất phèn nặng chuyển đổi thành đất nông nghiệp năng suất cao. Bà con nông dân TPHCM trong xu thế hội nhập cùng tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay cũng có những thay đổi tất yếu và qua đó, đang ở một nấc thang cao hơn về nhiều mặt so với trước đây.

Năm 2012 vừa qua, Hội Nông dân thành phố đã phát triển hơn 4.800 hội viên mới và nâng tổng số trên 80.000 hội viên. Trong khi đó, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã bình chọn được trên 30.000 hội viên. Nghĩa là bình quân cứ 8 nông dân thành phố thì có 3 người là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi – một tỉ lệ đầy ấn tượng.

Điểm nhấn cho con số này là 58 gương Nông dân Tiêu biểu – một chương trình tạo ra dấu ấn riêng biệt trong nhiệm kỳ 2008 – 2013. Một trong những gương Nông dân Tiêu biểu, ông Huỳnh Văn Lòng ở huyện Hóc Môn nói:

Nhiệm kỳ 2008 – 2013, các cấp Hội tỏ ra chủ động, linh hoạt trong vận dụng các chính sách, nhất là khi các chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được thay đổi từ Quyết định 105 thành Quyết định 36 và mới đây nhất là Quyết định 13. Qua đó, chỉ tính riêng Quyết định 36 đã giúp gần 4.400 hộ vay vốn đầu tư trên 1.900 tỷ đồng, trong khi quỹ Hỗ trợ Nông dân thành phố duy trì bình quân trên 80 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, bà con còn được hỗ trợ tham quan học tập, tập huấn kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Nổi bật nhất là mô hình đưa nông dân “du học” nước ngoài. Ông Huỳnh Thanh Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè khẳng định:

Nhắc đến Nông thôn mới thì Hội Nông dân thành phố đã tham gia tổ chức hội thi “Tìm hiểu chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh”; tham gia khảo sát tình hình xây dựng đề án nông thôn mới ở 51 xã còn lại. Còn với các phường nông nghiệp trên địa bàn thành phố thì tùy theo tình hình, các cấp hội chủ động xây dựng các chương trình hỗ trợ khác. Ông Đỗ Văn Thiên – Chủ tịch Hội Nông dân phường Linh Đông, quận Thủ Đức cho biết:


Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đại diện pháp lý cho nông dân trong vụ kiện Vedan VN gây ô nhiễm - Ảnh:HNDCG.

Ở cấp cơ sở, nhiều chương trình mới do Hội Nông dân nỗ lực triển khai cũng đem đến nhiều kết quả thiết thực như “Hỗ trợ hội viên nông dân nghèo” ở huyện Hóc Môn, mô hình “Trồng hoa sứ xuất khẩu” ở huyện Bình Chánh, mô hình “Xây dựng vườn rau tình nghĩa giúp công nhân lưu trú ở các nhà trọ” tại quận Thủ Đức... Đặc biệt, bên cạnh việc sản xuất, bà con còn được hỗ trợ về tư vấn pháp luật, hòa giải tranh chấp mà nổi bật nhất chính là vụ đòi Vedan Việt Nam bồi thường thành công cho nông dân Cần Giờ. Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM – người luôn sát cánh cùng bà con hội viên thời gian qua chia sẻ:

Ghi nhận những mặt thuận lợi và thành quả đạt được, giai đoạn 5 năm qua vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn tồn đọng. Cụ thể như nạn ô nhiễm môi trường, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mặt bằng nông trí còn thấp... chưa thể được giải quyết triệt để. Ông Lý Văn Minh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi có ý kiến về những khó khăn hiện nay:

Những khó khăn nêu trên còn được thể hiện cụ thể khi Hội Nông dân quận 8 và quận 7 lần lượt giải thể trong nhiệm kỳ qua, cho thấy một quá trình “xâm lấn” tất yếu của thương mại dịch vụ, công nghiệp sang lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, về phía các cấp hội, điều này được “đón nhận” một cách tích cực và đây chỉ đơn thuần là sự tinh giảm để lực lượng trở nên “tinh nhuệ” hơn.

Theo ông Nguyễn Sỹ Phước – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, bất chấp đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua, tâm lý của bà con vẫn mong muốn Hội sẽ là tiếng nói thẳng thắn, trung thực của người nông dân:

Đánh giá từ quá trình thực tế, có thể thấy trong 5 năm qua, Hội Nông dân thành phố các cấp đã thể hiện sự chăm lo toàn diện cho bà con hội viên từ quá trình sản xuất, vui chơi giải trí, cải thiện điều kiện sống... Những hoạt động như “Tết làm điều hay”, tổ chức cho bà con đóng góp ý kiến cho các dự thảo về Hiến pháp, luật pháp, đóng góp xây dựng đời sống văn hóa... giúp bà con luôn có chỗ đứng vững chắc và trực tiếp đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ông Nguyễn Văn Phụng – Chủ tịch Hội Nông dân thành phố khẳng định:

Ghi nhận nỗ lực của Hội Nông dân TPHCM các cấp trong 5 năm vừa qua, Thành ủy cùng UBND thành phố tiếp tục đề nghị các cấp Hội cần phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời nâng cao chất lượng tổ chức, chất lượng hội viên; quan tâm nắm chắc tình hình nhân dân, nông dân, kịp thời kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết tốt những bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân, của nông dân.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố nhận xét:

Nhiệm kỳ IX 2013 – 2018 tới đây, các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội sẽ tiếp tục bám sát với chủ trương chuyển đổi của ngành nông nghiệp cùng chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới. Thêm một giai đoạn 5 năm nữa sẽ tiếp tục có nhiều đổi thay. Nhưng một mục tiêu cốt lõi mà các cấp Hội Nông dân thành phố sẽ luôn chủ động hướng tới, đó chính là đảm bảo đời sống an sinh xã hội, gia tăng sản xuất cho bà con – một điều chắc chắn sẽ không thay đổi.