Quốc hội góp ý cho dự thảo Luật Đo lường

(VOH) - Chiều 18/11, Quốc hội thảo luận góp ý cho dự thảo Luật Đo lường.

Hoạt động đo lường từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đến hoạt động nghiên cứu khoa học, an ninh, quốc phòng. Hoạt động đo lường nếu được thực hiện chính xác và thống nhất sẽ góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả nhân dân, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển hoạt động đo lường. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Chính phủ đã xây dựng và trình ra Quốc hội Dự thảo Luật  Đo lường với 40 Điều, được chia thành 7 Chương.

Đến nay, cả nước có hơn 230 tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo với chuẩn đo lường, trang thiết bị và phương tiện kiểm định khá đầy đủ với trên 2.800 kiểm định viên được đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, do được đầu tư rải rác từ nhiều nguồn trong nhiều thời kỳ khác nhau nên chuẩn đo lường, trang thiết bị còn mang tính chắp vá, hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo hiện nay mới chỉ đáp ứng  từ 60-70% nhu cầu kiểm định. Nói thêm về vấn đề này, đại biểu Dương Kim Anh - Đoàn Kiên Giang, đề nghị:

Có ý kiến đại biểu nhìn nhận: Hiện nay, độ chính xác, phạm vi đo của chuẩn quốc gia còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp  sản xuất phương tiện đo mang tính chuyên nghiệp ít, sản lượng thấp, chất lượng phương tiện đo không ổn định.

Ý kiến của nhiều đại biểu đồng tình quan điểm xây dựng Luật Đo lường là theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống chuẩn đo lường Quốc gia để bảo đảm tính thống nhất và chính xác của đo lường trên phạm vi cả nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp  pháp của mọi tổ chức, cá nhân, đáp ứng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên Luật cũng cần có những quy định cụ thể về các hành vi vi phạm trong công tác đo lường. Nói về các quy định thanh-kiểm tra trong dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Hữu Đồng - Đoàn Nam Định, góp ý:

Cũng liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung này quá nhiều trong kết cấu và không tương xứng với nội dung khác. Nhiều đại biểu đề nghị hoạt động kiểm tra, thanh tra về đo lường cần có quy chế phối hợp chặt chẽ, bên cạnh đó cần làm rõ vai trò của các Viện Đo lường. Về công tác này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết - Đoàn An Giang, cho rằng:

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là phạm vi điều chỉnh của Luật. Hiện có 3 ý kiến khác nhau. Một loại ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật là tập trung đo lường pháp định. Nhóm thứ hai đề nghị bổ sung thêm hoạt động sửa chữa phương tiện đo pháp định, điều kiện hoạt động của tổ chức, cá nhân sửa chữa phương tiện. Nhóm ý kiến thứ ba đề nghị Luật cần điểu chỉnh toàn diện hoạt động đo lường, bao gồm cả đo lường khoa học và đo lường công nghiệp. Góp ý thêm về quy định phương tiện đo pháp định, đại biểu Hoàng Thị Xuân - Đoàn Bắc Giang, góp ý:

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Võ Thị Dễ - Đoàn Long An, cho rằng:

Đại biểu Nguyễn Thị Mai. Ảnh: TNO

Đại biểu Nguyễn Thị Mai - Đoàn Ninh Thuận đề nghị, trong điều kiện nước ta hiện nay, trước mắt nên tập trung chủ yếu vào quy định về đo lường pháp định như dự thảo Luật, đồng thời nên có một số điều khoản có quy định liên quan đến đo lường khoa học cũng như đo lường công nghiệp. Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Mai, nêu ý kiến:

Cũng tại buổi thảo luận, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung thêm quy định về cơ sở hạ tầng đo lường, bởi đây mới là phần quan trọng trong khi đó Luật chưa đề cập đến.

Trong phiên làm việc tại hội trường sáng nay 19/11, Quốc hội sẽ thảo luận và cho ý kiến với dự thảo Luật Lưu trữ./.