Sống xanh từ việc tiết kiệm thực phẩm

(VOH) - Không phải ngẫu nhiên mà ngày môi trường thế giới năm nay, đại hội đồng Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề là hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm. Theo thống kê, trên thế giới, cứ bảy người thì có một người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày. Theo Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên, giảm tổn thất thực phẩm chỉ 15% sẽ có đủ lương thực nuôi sống cho hơn 25 triệu người. Hơn nữa, nhiều sản phẩm còn tốt sẽ trở nên lãng phí ngay từ khâu đầu trong chuỗi cung ứng hoặc lãng phí ngay trên bàn ăn, trong tủ lạnh, làm tiêu tốn thêm chi phí xử lý rác. Thực tế đó đang diễn ra hằng ngày quanh ta.
 Năm 2012 lượng lương thực bị vứt đi do thừa mứa, hư hại chiếm khoảng 1/3 tổng lương thực bị lãng phí. (ảnh minh họa: Lake County)

Tại cửa hàng thức ăn nhanh, một cặp đôi còn rất trẻ gọi hai phần gà rán đầy đủ, nước ngọt, khoai tây, nhưng thực tế mỗi phần chỉ dùng hết khoảng 1/3. Quan sát những bàn bên cạnh, có rất nhiều đĩa thức ăn còn thừa. Ở bữa tiệc tự chọn khác, thực khách tranh thủ chọn thức ăn cho mình và người thân, nhưng có khá người chỉ ăn vài miếng chiếu lệ rồi bỏ đầy thức ăn trên dĩa và yêu cầu phục vụ dọn đi. Anh Nguyễn Anh Tú, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, quán anh thường xuyên xử lý thức ăn thừa của khách để lại. Thức ăn thừa thường đổ thẳng vào sọt rác:




Tính toán sơ bộ cho thấy năm 2012, có khoảng 40% lương thực bị lãng phí khi vận chuyển và chế biến từ thô ở nông trại cho đến bàn ăn. Với tư tưởng thừa còn hơn thiếu nên lượng lương thực bị vứt đi do thừa mứa, hư hại chiếm khoảng 1/3. Bên cạnh đó, thành phần rác thải có nhiều chất hữu cơ như rau, củ, quả và nhiều loại thực phẩm khi chôn lấp phát sinh khí metal ảnh hưởng nhiều đến chất lượng không khí. Xử lý nước rỉ rác cũng rất tốn kém.


Bà Lê Nguyệt Minh, Giám đốc chiến dịch Grow- Tổ chức Oxfam cho biết cần nâng cao nhận thức về lãng phí thực phẩm ngay từ người nông dân sản xuất lương thực, thực phẩm, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng với nhiều giải pháp bền vững và hiệu quả. Tổ chức Oxfam đã đưa ra một số giải pháp chẳng hạn như mua rau, trái tận nơi sản xuất với giá hỗ trợ vừa tạo sinh kế bền vững cho người nông dân còn giảm thiểu các khâu vận chuyển trung gian. Hoặc đơn giản nhất là lựa chọn thực phẩm, thịt, cá, rau củ quả theo mùa, mùa nào thức nấy, đã ngon lại rẻ.



Ở khía cạnh dinh dưỡng, thạc sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM gợi ý rằng các bà nội trợ nên lập kế hoạch chi tiết cho từng bữa ăn. Đây là giải pháp tiết kiệm chi tiêu trong thời bão giá cũng như là giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường.


Năm ngoái đại sứ môi trường Bayer, bạn Đặng Huỳnh Mai Anh đã rất sáng tạo khi nghiên cứu và viết nên cẩm nang xanh dành cho bà nội trợ, trong đó bạn hướng dẫn rất tỉ mỉ cách thức làm thế nào để tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải, xử lý thức ăn thừa hiệu quả. Mai Anh nói:



Một hành động rất nhỏ như chỉ mua vừa đủ, học cách làm phân bón từ rác thải, thức ăn thừa để bón cho những chậu cây cảnh hay rau xanh trong khoảng vườn bé xinh của mình sẽ giảm thiệt hại khá nhiều về tài chính cho việc xử lý thực phẩm dư thừa góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng lương thực cho những ai còn thiếu điều kiện tiếp cận.