Góp ý Luật GD - ĐH: Cần đưa Hội đồng trường vào Luật GD - ĐH

(VOH) - Việc tổ chức Hội đồng trường không được đưa vào dự thảo Luật GD-ĐH lần này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục và đại diện các trường ĐH tại buổi tọa đàm Góp ý xây dựng Luật GD - ĐH do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội tổ chức sáng 8/9 tại TP.HCM. Bên cạnh đó, dù đã qua 3 lần góp ý nhưng dự thảo vẫn chưa giải quyết được các vấn đề cốt lõi của giáo dục ĐH VN hiện nay.

SV Khoa Hóa ĐH Bách khoa thực hành thí nghiệm chưng cất. Ảnh: SGGP

Hội đồng trường là thiết chế quan trọng không thể thiếu khi trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường. Tuy nhiên, Dự thảo Luật GD- ĐH lần này không đề cập đến Hội đồng trường trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH vì ban soạn thảo cho rằng, thực tế thời gian qua hoạt động của Hội đồng trường không hiệu quả và không còn phù hợp. GS Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc Hội nhấn mạnh, chúng ta không thể bỏ hội đồng trường một cách dễ dãi như vậy:

GS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, nguyên giám đốc ĐHQG-HCM cũng có ý kiến về vấn đề này:

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội, trong khi quy mô đào tạo các trường ĐH tăng nhanh nhưng điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo thì không theo kịp. Giáo dục ĐH vẫn chạy theo mục tiêu 573 trường ĐH-CĐ, bình quân 400 SV/1 vạn dân vào năm 2020 mà quên mất việc xác lập các quy luật điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo. Tương tự, TS Trần Du Lịch, ĐBQH TPHCM cũng nhấn mạnh, Luật GD-ĐH phải giải quyết được những vấn đề cơ bản của giáo dục như: việc tăng số lượng mà quên chất lượng, bất cập trong đào tạo tiến sĩ….

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Phó hiệu trưởng ĐH Cửu Long trong những lần góp ý trước vẫn nhắc đi nhắc lại cụm từ “tự trị ĐH” là để khẳng định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý giáo dục ĐH nước ta là sự phân tán trách nhiệm quản lý qua nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản làm cho việc quản lý chồng chéo, thiếu thống nhất. Sự tách rời giữa các trường ĐH và các Viện nghiên cứu khoa học, làm cho các nhà khoa học ít được tham gia giảng dạy và ngược lại làm hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học. Ngoài ra,  hiện có quá nhiều học viện và trường ĐH chuyên ngành riêng rẽ với chương trình đào tạo tiểu chuyên ngành rất hẹp.

Là một trong những trường ĐH vùng, TS Lê Tấn Duy - Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng chia sẻ, các ĐH vùng hiện nay vẫn lệ thuộc vào Bộ rất nhiều, chưa thể hiện được sự tự quyết, tự chủ của mình. Ông kiến nghị:

Với những thiếu sót và bất cập như trên, nhiều chuyên gia bày tỏ, Luật GD-ĐH chỉ nên ban hành khi nó đặt nền tảng pháp lý rõ ràng để giải quyết các yếu kém bất cập đã quá kéo dài, và phải thể hiện sự đổi mới thật sự về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục này.