Quá tải bệnh viện: Nguyên nhân do đâu và những nguy hiểm bất cập mang lại

Bài 2: Quá tải … nguyên nhân nhiễm khuẩn chéo

Quá tải bệnh viện: Chuyện dài nhiều tập

Quá tải … nguyên nhân nhiễm khuẩn chéo

(VOH) - Theo kết quả điều tra của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, mức độ nhiễm khuẩn trong bệnh viện ở Việt Nam hiện là từ 5 - 10%. Hạ tầng cơ sở xuống cấp do tuổi trung bình của các bệnh viện đã trên 50 năm, cùng với sự chủ quan và xem nhẹ công tác chống nhiễm khuẩn đã khiến cho tình trạng lây chéo trong bệnh viện ngày một lan rộng.

Như bài một đã đề cập, người nhà đi nuôi bệnh phải khổ sở trăm bề nhưng vẫn phải bám bệnh viện để chăm sóc người thân nhân, bất chấp những điều kiện vệ sinh, ăn ở không đảm bảo. Nhưng không chỉ có người nhà bệnh nhân mới chịu cảnh “màn trời chiếu đất”, mà chính bệnh nhân, những người cần được đặc biệt chăm sóc, cũng cùng chung cảnh “không nơi nương tựa”.

Bà Nguyễn Thị Út, quê ở Tây Ninh, nằm điều trị nội trú ở bệnh viện Ung Bướu đã gần 3 tháng, mặc dù có tên trong danh sách bệnh nhân phòng 17 nhưng cho đến nay, bà vẫn xin đăng ký “tạm trú dài hạn” dưới gốc cây, hành lang trong khuôn viên bệnh viện. Nguyên nhân do phòng chỉ có sức chứa mười mấy người, nhưng số bệnh nhân thường trú lên đến ba mươi mấy. Ba, bốn bệnh nhân phải chen nhau trên một cái giường, trải chiếu dưới gầm giường, ra cả ngoài hành lang. Nghĩ mình còn khoẻ hơn những người khác, nên mặc dù cũng được một chỗ dưới gầm giường, nhưng bà đành ôm đồ xuống dưới mấy gốc cây nằm tạm qua ngày. Dọc theo các hành lang, dưới những gốc cây trong khuôn viên, gầm cầu thang, bất cứ nơi nào có thể vừa vặn một tấm chiếu, hay tờ báo, đều la liệt người nằm, ngồi. Bà bảo, ngày nắng còn đỡ, chứ trời mưa, người ta chen nhau, xếp chiếu đến tận…nhà vệ sinh để ngủ, người lành người bệnh cứ thế mà nương tựa nhau. Bà cho biết

Hiện giờ, hàng ngày, bà Út vẫn trải manh chiếu nằm dưới gốc cây, không thân nhân chăm sóc, nên đến bữa là xin cơm từ thiện của bệnh viện phát hàng ngày. Lẽ ra, những người như bà, trong quá trình chờ phẫu thuật, phải được chăm sóc, thế nhưng do bệnh viện không đáp ứng đủ nhu cầu, nên cũng đành chịu.

Trường hợp như bà Út không phải hiếm ở bệnh viện Ung Bướu. Chị Loan, quê tận Phan Thiết, vào tận trong Sài Gòn để chữa trị, đã nhập viện từ mấy tháng nay, nhưng chị cũng chọn gốc cây làm giường bệnh, ban ngày trải mảnh chiếu dưới bóng mát những tán cây, tối thì ngủ ở phòng đợi khám. Lý do cũng vì phòng chị đã quá tải, phòng toàn hơi người, ngột ngạt quá, chịu không nổi, chị chọn hai nơi này làm chổ nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.

Tình trạng quá tải bệnh viện, dẫn đến nhiều bệnh nhân phải chung đụng với nhau, điều đó không khỏi khiến cho nhiều người ám ảnh. Một bệnh nhân từ ngoài miền Trung vào chữa bệnh cho hay, ở ngoài quê, người ta nghe nói tới bệnh này là giật cả mình, nhưng khi vào đây, chị không khỏi ám ảnh bởi người bệnh đông quá:

Nhưng đó là may, vì có nhiều người đến khám bệnh, đợi hai ba ngày, nhất là điều trị ngoại trú, tình trạng chỗ ở lại càng chật vật hơn. Bà Lan, quê Long An, không cách xa TP là bao nên bà chọn điều trị ngoại trú. Mỗi tháng bà đều đặn lên một lần để xạ trị. Nhưng ám ảnh nhất vẫn là những lần đợi khám.

Một điều tất yếu là khi các bệnh viện quá tải sẽ dẫn đến sự chung đụng nhiều bệnh nhân với nhau, và chính nằm chung giường, sinh hoạt chung một không gian nhỏ hẹp khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn trong các bệnh viện hiện nay là khá cao. Nguy cơ lây bệnh chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, giữa nhân viên y tế và bệnh nhân là điều không tránh khỏi. Điều này cũng khiến cho thời gian điều trị của bệnh nhân kéo dài gấp đôi, kéo theo sự tốn kém về thời gian, chi phí.

Hiện nay, ở một số bệnh viện, do tình trạng quá tải bệnh nhân nên không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết tối thiểu cho bệnh nhân lẫn người nhà đi nuôi bệnh. Trên nguyên tắc, bệnh viện phải đảm bảo cho bệnh nhân mỗi người/ giường, phải được đảm bảo những điều kiện tốt nhất, nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng phải được nằm trong điều kiện cách ly, phải được vô trùng. Đó là những việc mà bệnh viện phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân. Do không cung ứng đủ dịch vụ nên bệnh viện đành chào thua. Khoan bàn đến vấn đề nhiễm trùng trong bệnh viện, ngay cả đáp ứng nhu cầu mỗi bệnh nhân một giường cũng là điều khó khăn đối với thực trạng quá tải ở một số bệnh viện như hiện nay.

Mặc dù đã được khuyến cáo những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao cần có những biện pháp bảo vệ cơ thể như: tránh tiếp xúc nhiều người, đeo khẩu trang, tránh môi trường nhiễm bẩn, thế nhưng trong điều kiện hiện nay được chăng hay chớ. Không ít trường hợp bệnh nhân điều trị một loại bệnh, chuẩn bị xuất viện lại bị lây nhiễm thêm một bệnh khác. Khi lây bệnh mới, bệnh nhân lại phải tiếp tục nằm viện khiến cho chi phí điều trị bị đội lên gấp đôi. Không chỉ bệnh nhân, đây còn là bức xúc của nhân viên ngành y tế. Một đại diện bệnh viện chia sẻ:

Công tác hậu phẫu cũng đặt ra nhiều vấn đề, sau khi mổ bệnh nhân đều được đưa vào phòng hồi sức đảm bảo cho sức khoẻ bệnh nhân, môi trường chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân, thế nhưng sau 24 tiếng bắt buộc bệnh viện phải đưa bệnh nhân xuống nằm chung với các bệnh nhân khác. Như vậy trong thời điểm này, nguy cơ nhiễm trùng của bệnh nhân lại càng tăng.

Trong thời gian tới, Sở y tế TP cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay. Ông Nguyễn Văn Châu – Giám đốc Sở y tế TPHCM chỉ đạo:

Hiện nay, giải pháp được xem là tối ưu nhất là: Sự phối hợp của các bệnh viện với nhau. Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xã hội hoá bệnh viện, xã hội hoá ngành y tế, mở rộng cơ sở khám chữa bệnh…nhằm phần nào giảm tải khó khăn cho bệnh viện, rút ngắn thời gian điều trị và chi phí cho bệnh nhân. Về phía các bệnh viện đều kiến nghị trong khi thực tế bệnh viện đang bó tay trong quá trình khắc phục phần nào thực trạng thì đề nghị công __________ việc thực thi cần có các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc ở nhiều khâu không thuộc thẩm quyền của cơ sở. Từ thực tế qua hai bài phóng sự vừa nêu cho thấy, quá tải bệnh viện đã trở thành vấn đế bức thiết hơn bao giờ hết./.

Thuỳ Linh