Bộ lạc ở Indonesia có thể lặn sâu tới 70 mét

(VOH) - Một bộ lạc ở Indonesia có thể lặn sâu tới 70 mét và nín thở dưới nước được 13 phút.

Những nhà nghiên cứu thấy có sự thay đổi trong di truyền của người dân bộ lạc Bajau, Indonesia, khiến họ có thể nín thở trong 13 phút - thích ứng với việc lặn sâu dưới biển.

Trong quá khứ hơn 1.000 năm, người Bajau - được gọi là "những người du lịch biển" đã đi dạo trên biển trên các tàu thuyền, bắt cá bằng cách lặn xuống biển với ngọn giáo trong tay.

Bây giờ, họ định cư xung quanh các đảo của Indonesia nổi tiếng với khả năng nín thở lâu. Các thành viên của bộ tộc có thể lặn xuống đến 230 feet (khoảng 70 mét) chỉ với những vật thể nặng và một đôi kính.

Một số ngư dân ở Indonesia có lá lách lớn hơn 50% so với người bình thường, cho phép họ có thể lặn xuống nước ở độ sâu hơn 61 mét.

Các nhà khoa học nhận thấy rắng lá lách đóng một vai trò quan trọng đáp ứng việc lặn của con người.

Khi phản ứng lặn bắt đầu, nhịp tim chậm lại, máu chảy vào các cơ quan quan trọng và lá lách phối hợp để bơm các tế bào hồng cầu oxy vào hệ tuần hoàn. Nhờ phản ứng co giật của nó có thể làm tăng nồng độ oxy trong cơ thể lên 9%.

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng lá lách của người Bajau lớn hơn 50% so với những người hàng xóm ở đất liền của họ, người Saluan.

Ảnh một thợ lặn Bajau trưng bày một mặt nạ lặn bằng gỗ truyền thống

Nhà khoa học Melissa Ilardo, từ Đại học Cambridge, bắt tay vào nghiên cứu với tư cách là một nghiên cứu sinh tiến sĩ, cho biết: "Không có nhiều thông tin về sinh lý học và di truyền học, nhưng chúng ta biết rằng những người lặn sâu có lá lách không cân xứng".

"Một người trong bộ lạc nói rằng ông đã có lần lặn tới 13 phút", cô Ilardo cho biết thêm.

Melissa Ilardo bằng cách sử dụng một máy siêu âm xách tay để đo kích thước lá lách người Bajau. Bà đã dành vài tháng lấy mẫu di truyền và siêu âm.

Video clip: