Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu kali

VOH - Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể. Nó giúp điều chỉnh cân bằng dịch, quá trình co cơ và các tín hiệu thần kinh.

Do vậy, quan trọng là nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng thiếu kali để giúp bạn kịp thời bổ sung nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thiếu kali.

Yếu cơ

Một trong những triệu chứng đầu tiên trả lời cho câu hỏi thiếu kali có biểu hiện gì chính là sự thay đổi của sức khỏe cơ bắp.

Lượng kali không đủ có thể khiến cho các chức năng của tế bào cơ trở nên yếu hơn và có thể làm hỏng cơ của bạn.

Chính vì vậy, sự thiếu hụt này có thể gây nên tình trạng căng cứng cơ, bị suy nhược sâu và khiến cơ bị đau nhức.

Mệt mỏi

Một vài trường hợp mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể do bạn đang bị thiếu kali. Thực tế, những tế bào ở trong cơ thể đều cần có một lượng kali đủ để duy trì các hoạt động bình thường của chúng.

Khi khoáng chất này bị thiếu hụt sẽ có những tác động không tốt đến các chức năng của cả tế bào lẫn các cơ quan. Đó là lý do vì sao bạn có thể bị mệt khi không được cung cấp đủ kali.

Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu kali - 3-5-24
Ảnh minh họa: Internet

Cảm giác ngứa ran

Khi cơ thể không có đủ nồng độ kali cần thiết sẽ cảm thấy ngứa ran vô cùng khó chịu. Kali đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ thần kinh.

Nếu lượng kali thấp có thể làm xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực của những xung điện truyền từ da đi qua các cơ và vào trong tủy sống - não. Đây chính là lý do khiến cho các chi bị mất cảm giác và xuất hiện cảm giác ngứa ran khó chịu.

Ngoài ra, hàm lượng kali thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến các cơ bị co giật. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng kể trên thì có thể bạn đã bị thiếu hụt kali.

Táo bón

Táo bón cũng là một triệu chứng cảnh báo cơ thể đang bị thiếu kali. Không chỉ quan trọng với cơ bắp mà kali còn có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu kali thì chúng có thể phá vỡ những chức năng cơ không tự chủ của ruột và dạ dày. Nếu những cơ này hoạt động hiệu quả thì quá trình tiêu hóa và trao đổi chất cũng tốt hơn.

Trong khi đó, khi chức năng cơ hoạt động kém thì tình trạng táo bón có thể xuất hiện. Đi kèm với đó là một vài triệu chứng như bị chuột rút, đau bụng hoặc chướng bụng.

Tăng huyết áp

 Kali có thể khiến cho mạch máu giãn ra. Khi cơ thể không đủ hàm lượng khoáng chất này thì các mạch máu sẽ bị co giãn và gây nên tình trạng huyết áp cao.

Kali cũng là khoáng chất hỗ trợ cân bằng những tác động tiêu cực do natri gây nên. Khi bị thiếu hụt kali thì sự cân bằng natri cũng sẽ bị rối loạn. Kéo theo đó là những tác động không tốt đến chỉ số huyết áp.

Tuy nhiên, vẫn có thêm nhiều yếu tố khác khiến cho huyết áp tăng cao. Vì vậy, bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân của vấn đề này.

Tim đập nhanh

Nếu bạn đang bị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến tim, nó có thể thông báo rằng bạn đang bị thiếu hụt kali. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu kali.

Triệu chứng này có thể khiến bạn bị tim đập nhanh và nhịp tim đập thất thường mà không có bất kỳ lời giải thích nào.

Việc thiếu kali có thể phá vỡ nhịp điệu của bạn, đó là sự phối hợp co bóp của tim bạn được điều khiển bởi các xung điện.

Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có đủ kali, nó sẽ hỗ trợ bạn bảo vệ tim khỏi đột quỵ, đau tim và một số bệnh tim. Bạn nên đi khám ngay nếu có biểu hiện tim đập nhanh thường xuyên.

Bổ sung kali có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thiếu kali, nhưng điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ chất bổ sung nào.