Quả nho có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

(VOH) - Nho không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Vậy quả nho có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Nho là loại trái cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc sấy khô để làm nho khô. Ngoài ra, nho còn được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu nho khô.

1. Thông tin về nho

Nho là loại quả mọng lấy từ cây nho, thuộc họ Nho (Vitis). Là dạng cây bụi lâu năm, đặc trưng bởi các vòng xoắn – tua và mọc dài. Vỏ lúc đầu màu lục, rồi chuyển sang màu tro khi hóa bầu bong ra thành dải mỏng.

Lá nho mọc so le thành 2 dãy có 2 lá kèm sớm rụng, cuống lá dài. Tua cuốn đối diện với lá. Hoa mọc thành chùm. Quả mọng hình trứng, mọc thành chùm từ 6 – 300 quả, có nhiều màu như đen, lam, vàng, lục, đỏ tía, trắng...

Ban đầu nho là loại quả dại, sau đó, người ta bắt đầu trồng và thuần hóa nho từ khoảng 6000 – 8000 năm trước ở vùng Cận Đông. Có nhiều bằng chứng cho rằng, nho xuất hiện lần đầu tiên ở Gruzia, rồi lan rộng sang các khu vực khác ở châu Âu, châu Phi và cuối cùng ở Bắc Mỹ.

Ở Trung Quốc, người ta gọi nho là bồ đào, và rượu bồ đào chính là rượu sản xuất từ quả nho. Tại Việt Nam, loại nho được trồng phổ biến nhất là loại nho đỏ (nho Cardinal ), bên cạnh các loại nho khác như: nho xanh, nho móng tay, nho thân gỗ, nho không hạt...

Tuy khá đa dạng về giống loại, nhưng hầu hết các loại nho để có thành phần dinh dưỡng khá giống nhau và đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

2. Quả nho có tác dụng gì?

Nếu bạn đang muốn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, đừng quên thêm nho vào chế độ ăn uống của mình bởi chúng sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sức khỏe không ngờ.

Quả nho có tác dụng gì? 1
Nho mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời (Nguồn: Internet)

2.1 Giàu chất chống oxy hóa

Trong quả nho có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do.

Đặc biệt, lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể.

Nho cũng chứa nhiều vitamin C, beta-carotene, lutein, lycopene và axit ellagic, đều là những chất chống oxy hóa mạnh.

2.2 Ngăn ngừa ung thư

Nho là loại trái cây có chứa hàm lượng cao các chất thực vật có lợi như resveratrol, quercetin, anthocyanins và catechin, những chất này đều có khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên ống nghiệm (1), nghiên cứu trên người (2) và nghiên cứu trên động vật (3) cũng cho thấy nho có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư ruột kết, ung thư vú.

Xem thêm: 6 dấu hiệu nhận biết ung thư vú và cách kiểm tra vú tại nhà giúp pháp hiện sớm ung thư vú

2.3 Tốt cho tim mạch

Thường xuyên thêm nho vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn tránh được rất nhiều vấn đề về tim  mạch, chẳng hạn như:

Giảm huyết áp

Trong 151gr nho chứa đến 288mg kali, chiếm 6% RDI. Đây là khoáng chất cần thiết để giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh, giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Giảm cholesterol

Các chất tìm thấy trong quả nho có thể giúp bảo vệ chống lại mức cholesterol cao trong cơ thể bằng cách làm giảm sự hấp thụ cholesterol.

Một nghiên cứu ở những người bị cholesterol cao, ăn 3 cốc (500gr) nho đỏ mỗi ngày trong 8 tuần đã được chứng minh là giảm cholesterol LDL toàn phần và xấu. Tuy nhiên, ăn nho trắng lại không có tác dụng tương tự. (4)

2.4 Chống lại bệnh tiểu đường

Quả nho có tác dụng gì? 2
Nho có chỉ số đường huyết thực phẩm nên an toàn với người bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Trong 151gr nho chứa khoảng 23gr đường, điều này khiến nhiều người lo sợ vì cho rằng nho không tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực tế nho có chỉ số đường huyết (GI) là 53, đây là mức chỉ số thấp, do đó ăn nho sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

Hơn thế, một số hợp chất trong nho như resveratrol còn có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm insulin, cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể, tăng số lượng glucose trên màng tế bào, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

2.5 Có lợi cho mắt

Nho chứa một số hợp chất như resveratrol, lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh thông thường về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

2.6 Cải thiện trí nhớ

Ăn nho có thể mang đến cho bạn một số lợi ích cho sức khỏe não bộ và giúp tăng cường trí nhớ.

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy, những người được bổ sung 250mg nho mỗi ngày đã cải thiện đáng kể tình trạng giảm trí nhớ và ngôn ngữ. (5)

Một nghiên cứu ở những người trưởng thành trẻ khỏe mạnh cho thấy, uống khoảng 230ml nước ép nho giúp cải thiện tốc độ của các kỹ năng liên quan đến trí nhớ và tâm trạng trong 20 phút sau khi uống. (6)

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, thành phần resveratrol trong quả nho có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer.

2.7 Tốt cho sức khỏe của xương

Nho chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương bao gồm canxi, magie, kali, photpho, mangan và vitamin K, đây đều là những chất lợi cho xương khớp.

2.8 Chống vi khuẩn, virus và nhiễm trùng nấm men

Nho là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, có tác động có lợi đối với hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, nhiều hợp chất trong nho đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh, chiết xuất vỏ nho có khả năng chống lại virus cúm (7), một số hợp chất trong nho có thể giúp ngăn chặn virus herpes, thủy đậu và nhiễm trùng nấm men (8).

2.9 Làm chậm quá trình lão hóa

Quả nho có tác dụng gì? 3
Ăn nho có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ (Nguồn: Internet)

Hợp chất resveratrol trong quả nho có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và giúp tăng tuổi thọ. Cụ thể, chất reserator có thể kích thích một họ protein có tên là sirtuins, có liên quan đến tuổi thọ (9).

2.10 Ngăn ngừa bệnh mãn tính

Một trong những công dụng đã được ghi nhận từ quả nho là giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính bằng cách giảm viêm. Hợp chất resveratrol trong nho có liên quan đến các đặc tính chống viêm mạnh mẽ, từ đó giúp chống lại một số vấn đề ở tim mạch và đường tuột.

2.11 Tác dụng thải độc

Tác dụng quả nho còn giúp đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali trong quả nho cao có tác dụng lợi tiểu, chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa làm tăng khả năng thải độc cho cơ thể.

2.12 Chữa chứng đau nửa đầu

Cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu là bạn nên dùng nước ép nho chín vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày.

2.13 Bổ sung sắt cho cơ thể

Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi, đồng thời tư duy cũng trở nên chậm chạp và lờ đờ hơn, điều này khiến mọi hoạt động của bạn đều kém hiệu quả. Tình trạng này có thể được đẩy lùi nhờ quả nho, bởi nho là loại trái cây rất giàu chất sắt. Để bổ sung sắt từ nho bạn nên chọn nho sáng màu vì chúng chứa nhiều sắt hơn nho màu tối.

2.14 Giảm cân

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu kết hợp nho và đậu nành có thể giảm cân hiệu quả. Thức uống này sẽ tác động tới các tế bào chất béo và làm tan rã các tế bào mỡ với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Xem thêm: Top 10 phương pháp giảm cân nhanh và hiệu quả nhất được cư dân mạng Nhật Bản bình chọn

3. Bà bầu ăn nho có lợi ích gì?

Trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai và nho là một trong những loại trái cây cực kỳ có lợi cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ.

Khi được tiêu thụ trong một giới hạn cho phép, bà bầu ăn nho sẽ nhận về hàng loạt các lợi ích tuyệt vời như: cải thiện vấn đề tiêu hóa, cung cấp nước cùng các dưỡng chất có lợi cho cơ thể để phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn nhiều nho không chỉ giúp con thông minh mà còn nhận thêm 7 lợi ích này

4. Ăn nhiều nho có tốt không?

Mặc dù nho mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, bạn ăn nhiều nho, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những rủ ro tiềm ẩn chẳng hạn như:

  • Gây tăng cân
  • Bị táo bón
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Biến chứng cho thai kỳ
  • Khiến trẻ bị hóc nghẹn
  • Dị ứng
  • Trầm trọng các vấn đề về bệnh thận

Xem thêm: Nho là trái cây cực tốt nhưng cũng ẩn chứa đến 7 tác dụng phụ khi bạn ăn quá nhiều

5. Ăn nho đúng cách như thế nào?

Quả nho có tác dụng gì? 4
Nho có thể được thêm vào món salad trái cây (Nguồn: Internet)

Nho rất dễ kết hợp vào các chế độ ăn uống lành mạnh của bạn vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Bạn có thể thưởng thức nho theo nhiều cách khác nhau như:

  • Ăn nho tươi như một bữa ăn nhẹ
  • Để nho và ngăn mát tủ lạnh để có một món ăn mát lạnh
  • Cắt nhỏ quả nho cho vào các món salad trái cây
  • Nước ép nho hoặc sinh tố nho

Xem thêm: Học làm ngay 5 công thức chế biến món ăn, thức uống từ nho để nâng cao nhan sắc, sức khỏe

Tuy nhiên, trước khi ăn nho, bạn cần rửa sạch chúng. Dưới đây là gợi ý để bạn có thể rửa sạch bụi bẩn trên chùm nho:

  • Đầu tiên rửa sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt quả nho.
  • Sau đó ngâm nho trong nước khoảng 20 đến 30 phút.
  • Cuối cùng rửa lại trực tiếp dưới vòi nước sạch.

Lưu ý: Hàm lượng đường của nho là 10% - 15%, một số giống nho ngọt thậm chí có thể vượt quá 20%. Do đó, ăn quá nhiều nho có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường. Tốt nhất, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 200 – 400g nho mỗi ngày.

6. Thành phần dinh dưỡng trong quả nho

Từ những công dụng của quả nho cho thấy đây là một loại trái cây có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Trong 151gr nho đỏ hoặc nho xanh sẽ có chứa những thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 104
  • Carb: 27.3gr
  • Chất đạm: 1.1gr
  • Chất béo: 0.2gr
  • Chất xơ: 1.4gr
  • Vitamin C: 27% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
  • Vitamin K: 28% RDI
  • Thiamine: 7% RDI
  • Riboflavin: 6% RDI
  • Vitamin B6:  6%RDI
  • Kali: 8% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Mangan: 5% RDI

Ngoài ra, trong nho cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Vỏ quả nho đỏ chứa chất phytochemical resveratrol. Các chất flavonoid myricetin và quercetin cũng được tìm thấy trong nho. Những chất này đều cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người.

Như vậy, nho là loại trái cây bổ dưỡng và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hơn thế, loại trái cây này lại dễ kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày để bạn có thể tự tin thêm nho vào thực đơn dinh dưỡng của mình.