Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

(VOH) – Quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn trứng ngỗng con sinh ra sẽ được thông minh, thế nhưng liệu điều này có đúng hay không?

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Chính vì thế, trước khi quyết định bồi bổ bằng trứng ngỗng, mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ càng những lợi ích cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng loại trứng này.

1. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Trứng ngỗng thường có kích cỡ khá lớn, gấp 3 lần trứng gà, đồng thời cũng có hàm lượng protein cao hơn trứng gà khoảng 14mg/100g trứng. Thế nhưng, nếu xét về các nhóm chất dinh dưỡng khác thì trứng ngỗng và trứng gà hay trứng vịt đều có hàm lượng tương đối giống nhau.

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng cho tới nay chưa có y văn nào khẳng định trứng ngỗng có tác động tới trí thông minh của thai nhi. Song nếu bổ sung trứng ngỗng trong thực đơn dưỡng thai, mẹ vẫn có thể hấp thu thêm một số dưỡng chất giúp cải thiện và phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe sau:

1.1 Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Theo phân tích dinh dưỡng, nhóm axit amin (đặc biệt là axit folic) được tìm thấy trong trứng ngỗng có kết cấu khá hoàn chỉnh và ở dạng dễ hấp thu. Các hoạt chất này góp phần không nhỏ giúp ngăn chặn các dị tật bẩm sinh xảy ra thai nhi như khuyết tật ống thần kinh.

Ngoài ra, lượng lecithin từ lòng đỏ trứng ngỗng còn kích thích sản sinh các nơ ron và mô thần kinh, tạo điều kiện để hoàn thiện chức năng não bộ của con.

ba-bau-an-trung-ngong-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe-thai-ki-voh-0

Nhóm axit amin từ trứng ngỗng hỗ trợ hoàn thiện não bộ của thai nhi (Nguồn: Internet)

1.2 Cải thiện trí nhớ

Không chỉ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, tiếp nạp các dưỡng chất từ trứng ngỗng như vitamin B2, vitamin B1 hay vitamin P còn giúp mẹ khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ rất thường gặp khi mang thai.

1.3 Phòng ngừa các bệnh hô hấp

Nhờ cung cấp lượng protein dồi dào, an trứng ngỗng sẽ giúp mẹ bầu có thêm được nhiều năng lượng hơn trong các hoạt động hàng ngày cũng như bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, sổ mũi, cảm cúm hay viêm họng.

Xem thêm: Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa dịch corona

1.4 Củng cố xương chắc khỏe

Giống như trứng gà hay trứng vịt, trứng ngỗng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng canxi khá lớn, trung bình trong 100g trứng chứa khoảng 60mg canxi. Khoáng chất này khi vào cơ thể sẽ tăng sinh tế bào xương mới, hạn chế đau mỏi và loãng xương ở mẹ bầu. 

2. Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào là tốt nhất?

Bên cạnh những băn khoăn về ảnh hưởng của trứng ngỗng tới sức khỏe thai kì, nhiều bà bầu còn khá lo lắng không biết nên ăn trứng ngỗng khi nào là tốt nhất. Câu trả lời là mẹ có thể ăn ở bất cứ thời điểm, bởi trứng ngỗng vốn có đặc tính khá tương đồng với các loại trứng thông thường nên tùy theo điều kiện và khẩu vị, mẹ bầu có thể sử dụng xen kẽ trứng ngỗng khi chế biến món ăn.

Cách chế biến trứng ngỗng đơn giản và dễ làm nhất chính là luộc trứng chín. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy ngán với món ăn này thì có thể biến tấu thành nhiều món ăn khác như: trứng ngỗng chiên, trứng ngỗng hấp, trứng ngỗng ăn cùng các món salad... với cách thực hiện tương tự như trứng gà.

Xem thêm: Đem trứng ngỗng chế biến 6 món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng và siêu nhanh gọn này ai cũng 'ưng cái bụng'

3. Một số lưu ý cần biết khi bà bầu ăn trứng ngỗng

Để đảm bảo hấp thu dưỡng chất hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro sức khỏe có thể xảy ra khi ăn trứng ngỗng, mẹ cần chú ý thực hiện một số điều dưới đây:

3.1 Không ăn quá nhiều

ba-bau-an-trung-ngong-co-tac-dung-gi-voi-suc-khoe-thai-ki-voh-1
Bà bầu có thể ăn trứng ngỗng nhưng không nên ăn quá nhiều (Nguồn: Internet)

Trong trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol cao hơn trứng gà - một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 1 - 2 lần/tuần và 1 trái/lần, tương đương với 3 – 4 quả trứng gà. Đồng thời hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt, cá để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn em bé.

Xem thêm: Mách bạn ăn thêm 15 thực phẩm này để có một trái tim khỏe mạnh

3.2 Hạn chế ăn trứng lòng đào

Ăn trứng chín vừa tới, còn lòng đào sẽ có vị béo béo, ngậy ngậy, nhưng cũng tạo điều kiện để các vi khuẩn sống sót. Do đó, mẹ hãy sử dụng chín đã được rửa sạch, đun nấu chín hoàn toàn, nhằm tránh bị rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc.

3.3 Không ăn khi có dấu hiệu dị ứng

Sau khi ăn trứng ngỗng nếu mẹ thấy ngứa ngáy, phát ban đỏ hoặc buồn nôn thì cần tạm dưng sử dụng, nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị, để bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như em bé.

Có thể thấy rằng, trứng ngỗng không phải là ‘thần dược’ giúp em bé của bạn trở nên thông minh, xuất chúng nhưng nếu sử dụng đúng cách và lượng hợp lý, bạn vẫn có thể hấp thu các dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe thai kì từ loại trứng này đấy.