Bạn đã biết hết lợi ích từ đậu nành chưa?

(VOH) - Chúng ta ăn quá nhiều thịt, và nhất là thịt đỏ! Ngày nay ăn chay rất phổ biến. Một người nào đó có thể ăn chay một ngày trong một tuần. Các món chay được chế biến từ đậu nành và sự xuất hiện của đậu nành được xem như là một protein thay thế rất thú vị.

Những lợi ích của đậu nành là gì? Và những nguy cơ nào chúng ta có thể gặp phải nếu chúng ta ăn quá nhiều đậu nành?

Sữa đậu nành cung cấp nhiều dưỡng chất. 

Đậu nành hay đậu nành màu vàng - là một nguồn protein thực vật rất quan trọng

Đậu nành thường thấy nhất trong đậu hũ, nước ép (thường được gọi là "sữa Đậu nành"), món tráng miệng và "sữa chua". Đậu nành vàng có thể được dùng xen kẽ với thịt hoặc cá vì đậu nành chứa 38 gam protéin.

Đậu nành cũng là một loại thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và "chất béo tốt". Đậu nành thực sự có chứa một tỷ lệ cao các axit béo đa không bão hòa trong khi đó thịt có nhiều chất béo bão hòa, là kẻ thù đáng sợ cho sức khỏe của bạn.

Đậu nành cũng là một loại thực phẩm giảm béo

Chúng ta nên dùng đậu nành tự nhiên. Tốt hơn là không nên mua đậu phụ đã được chiên chín. Món ăn ngon từ đậu phụ được chế biến rất đơn giản và hấp dẫn cho gia đình vào những ngày trời lạnh: Cắt đậu phụ thành từng lát mỏng và xào trong chảo với ớt, mì và gia vị, đậu phụ được dùng để chuẩn bị cho một bữa ăn sáng nhẹ.

Các loại kem làm từ đậu nành cũng là một sự lựa chọn thú vị cho các món tráng miệng có sữa, đặc biệt là cho những người không dung nạp được lactose, những người theo một chế độ ăn chay. Đậu nành không nhất thiết phải có ít calo hơn so với các chế phẩm từ sữa nhưng chứa ít cholesterol hơn.

Và nước sốt/tương đậu nành thì sao?

Đây là một trong những hình thức đậu tương được biết nhiều nhất. Nhưng nó được tiêu thụ với số lượng nhỏ nên tác động của nó đối với sức khỏe không phải là rất quan trọng. Tuy nhiên hãy cẩn thận đậu tương vì nó chứa rất nhiều muối!

Đậu nành, một nguồn isoflavones

Đậu nành có chứa một lượng lớn isoflavone - một hợp chất có nguồn gốc từ thảo mộc có cấu trúc khá giống như estrogen, nhưng không phải estrogen, nó là một phytoestrogen.

Phytoestrogen là những chất có cấu trúc hóa học rất giống với estradiol (Estradiol là một hormon giới tính chính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, được sản xuất từ nang buồng trứng).

Một số nghiên cứu cho rằng có thể có một tác động do tiêu thụ đậu nành đối với việc cân bằng hormone. Tuy nhiên, mối quan hệ của phytoestrogen với những thụ thể estrogen là từ 100 đến 1.000 lần, yếu hơn mối quan hệ của các hormone /kích thích tố tự nhiên và tổng hợp.