Chửa bụng dưới khi mang thai là gì, có nguy hiểm không ?

Nhiều mẹ bầu khi thấy phần bụng dưới to hơn phần bụng trên liền rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, hiện tượng này không gây nguy hiểm mà nó còn tiết lộ thông tin thú vị.

Trong giai đoạn mang thai, chính sự thay đổi của nội tiết tố nhất là các hormone đã làm ảnh hưởng không ít đến tinh thần của mẹ bầu. Cộng thêm việc phát hiện mình chửa bụng dưới lại càng khiến mẹ bầu hoang mang, sợ hãi vì không biết mang thai bụng dưới có nguy hiểm đến bé không?

1. Chửa bụng dưới là gì ?

Mang thai bụng dưới hay dân gian còn là gọi chửa bụng dưới, đây là tình trạng bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng. Theo một số nghiên cứu mới đây, các bác sĩ cho rằng vị trí của thai nhi trong tử cung sẽ quyết định phụ nữ sẽ chửa bụng trên hay chửa bụng dưới.

Hiện tượng này chỉ phản ánh phần nào về cơ bụng của phụ nữ chứ không hề gây hại hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, với những thai phụ chửa bụng dưới sẽ cảm thấy không thoải mái và trông cũng nặng nề hơn so với những mẹ chửa bụng trên một chút.

2. Chửa bụng dưới có nguy hiểm không ?

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, chửa bụng dưới không phải là dấu hiệu nguy hiểm nên mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu thấy phần bụng dưới to hơn bụng trên.

Theo quan niệm dân gian nhiều người cho rằng nếu mang thai bụng dưới thì đây là dấu hiệu sinh con trai. Tuy nhiên, đó chỉ là lời đồn thổi bởi cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ từ việc chửa bụng dưới là con trai hay gái, cũng như hình dáng bụng bầu của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giới tính thai nhi.

nhung-thong-tin-me-can-biet-khi-chua-bung-duoi-VOH

Hình dáng bụng mẹ bầu không ảnh hưởng đến giới tính thai nhi (Nguồn: Internet)

Trong cuốn sách mới viết về những điều thú vị khi mang thai Do chocolate lovers have sweeter babies? The Suprising Science of Pregnancy, nhà báo khoa học Jena Pincott có nhận định rằng, không phải bụng bầu, hình dáng ngực mới là dấu hiệu dự báo giới tính thai nhi chính xác.

Theo đó, những mẹ mang bầu bé gái thường sẽ có vòng ngực to hơn so với mẹ mang thai bé trai. Nguyên nhân được lý giải là do các bé trai sản sinh nhiều testosterone hơn nên sẽ làm mẹ mệt mỏi, đồng thời cũng kìm hãm sự gia tăng kích thước của bầu ngực.

3. Chửa bụng dưới dễ đẻ không ?

Thực tế, việc sinh khó hay dễ sẽ phụ thuộc và sức khỏe của mẹ bầu và độ mở của tử cung, việc này không hề bị ảnh hưởng bởi việc chửa bụng trên hay bụng dưới.

Tuy nhiên, các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng bụng bầu tụt xuống, bởi đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến.
Với những mẹ mới sinh con lần đầu, bụng sẽ tụt xuống khoảng 2 – 4 tuần trước khi sinh. Ở những mẹ sinh con lần 2, 3 thì hiện tượng tụt bụng có thể sẽ ra trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Lưu ý cho mẹ bầu: Nếu các mẹ có chửa bị đau bụng dưới thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm hoặc sáng sớm, vùng bụng dưới bị sưng thì mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể đây là dấu hiệu sinh non.

4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ chửa bụng dưới

Các bác sĩ đã khẳng định việc chửa bụng dưới không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ lẫn bé. Chính vì thế, thay vì lo lắng đến việc chửa bụng dưới thì các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để bé yêu được phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là các thực phẩm 

  • Ăn các thức ăn giàu chất đạm vì cơ thể thai nhi đang trong giai đoạn phát triển nên cần đạm để phát triển các bộ phận cơ thể đặc biệt là bộ não. Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.
  • Bổ sung sắt cho cơ thể bằng việc uống viên sắt và ăn các thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh …
  • Bên cạnh đó bạn cũng cần ăn các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, xương, trứng gà, cà rốt…

nhung-thong-tin-me-can-biet-khi-chua-bung-duoi-1-VOH

Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

5. Tư thế thoải mái nhất cho mẹ bầu mang thai bụng dưới

Ngoài chế độ ăn uống thì tư thế nằm ngủ của mẹ cũng sẽ tác động đến bé không nhỏ. Để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn. Việc nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài có thể gây cản trở lượng máu truyền đến thai nhi.

nhung-thong-tin-me-can-biet-khi-chua-bung-duoi-2-VOH

Mẹ nên nằm ngủ nghiêng về bên trái nhiều hơn khi mang thai (Nguồn: Internet)

Khi thức dậy mẹ không nên vội vàng ngồi dậy, hãy chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc bước xuống giường, đưa 2 chân xuống trước, dùng tay chống vào thành giường để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất.

Khi ngồi nên tựa thẳng lưng vào thành ghế, mẹ có thể kê hoặc chiêm thêm gối nhỏ phía sau để cơ thể luôn được thoải mái nhất.

6. Bầu bụng dưới có nên đi bộ nhiều?

Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ có thể cố gắng duy trì một chế độ luyện tập thể dục hợp lý và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ít tốt cho sức khỏe của mẹ.

Một số bài tập đơn giản và nhẹ nhàng mà mẹ bầu có thể áp dụng như: tập yoga, ngồi thiền hoặc đi bộ…. tất cả những bài tập này đều sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt được căng thẳng, mệt mỏi. Việc tập thể dục thuyền xuyên cũng giúp mang lại cảm giác thư thái và rất tốt cho giấc ngủ của mẹ.

Ngoài ra, việc tập luyện thể dục hợp lý còn giúp cho việc sinh nở của mẹ bầu thêm dễ dàng hơn.

Các bác sĩ khuyên rằng, khi mang thai mẹ bầu không nên nghĩ đến những điều tiêu cực, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để tinh thần luôn được thoải mái. Mẹ có thể tự tìm cho mình những cách giải tỏa stress như massage, xem phim, nghe nhạc thư giãn… để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ.