Đường kính lưỡng đỉnh an toàn để sinh thường là bao nhiêu? Mẹ bầu nào cũng cần biết

( VOH ) - Mẹ đã biết đường kính lưỡng đỉnh là gì và như thế nào là chỉ số bình thường chưa? Nếu chưa, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số thai nhi rất quan trọng thể hiện sự phát triển của trẻ và giúp đoán trước cân nặng cũng như kích thước của bé lúc chào đời. Vậy đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

1. Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

mang-thai-phai-biet-duong-kinh-luong-dinh-la-gi-khoang-bao-nhieu-la-binh-thuong-voh-1

Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi

Đường kính lưỡng đỉnh (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất hộp sọ của thai nhi.

Chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh sẽ được thể hiện thông qua kết quả siêu âm thai và chỉ số này được dùng để đánh giá tốc độ sự phát triển của thai nhi cũng như là về cân nặng và tính tuổi thai một cách chính xác nhất.

2. Khi nào có thể đo đường kính lưỡng đỉnh?

Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh có thể bắt đầu đo được khi thai nhi 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thứ 20, vì lúc này phần đầu của trẻ đang phát triển rất nhanh và nếu để đến qua tuần thai thứ 20 mới đo thì độ chính xác sẽ không cao nữa.

Nếu như mẹ đo đường kính lưỡng đỉnh từ tuần thai thứ 13 – 20 thì sẽ chỉ chênh lệch khoảng 10 – 11 ngày, nhưng nếu qua tuần thứ 20 thì mức chênh lệch sẽ lên đến 3 tuần.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

3. Đường kính lưỡng đỉnh khoảng bao nhiêu là bình thường?

Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ vào khoảng 88 – 100 mm, trung bình là khoảng 94 mm. Nếu cao hơn mức này thì nhiều khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, ngoài đường kính lưỡng đỉnh ra thì bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số thai nhi 38 tuần khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu để đưa ra đánh giá về mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ một cách chính xác nhất nên mẹ không cần phải quá lo lắng.

4. Đường kính lưỡng đỉnh lệch chuẩn có đáng lo?

mang-thai-phai-biet-duong-kinh-luong-dinh-la-gi-khoang-bao-nhieu-la-binh-thuong-voh-2

Nếu đường kính lưỡng đỉnh quá lớn thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu sinh mổ

Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để chắc chắn về sức khỏe của thai nhi.

Chẳng hạn, nếu chỉ số BPD này nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các trường hợp thông thường.

Ngược lại, nếu đường kính lưỡng đỉnh quá lớn sẽ đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu lớn, có thể gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường, nhất là với những mẹ lần đầu sinh con.

Thai có chỉ số lưỡng đỉnh lớn cùng với những chỉ số khác đều vượt so với mức thông thường có thể là kết quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Nếu thai quá to, bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn.

5. Bảng đường kính lưỡng đỉnh chuẩn mới nhất

Thông thường, từ tuần 12 cho đến khi bé chào đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5 cm đến 9 cm. Cụ thể mẹ có thể xem bảng đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần dưới đây.

Tuổi thai (Tuần)

Đường kính lưỡng đỉnh (cm)

Tuổi thai (Tuần)

Đường kính lưỡng đỉnh (cm)

13

21

27

68

14

25

28

71

15

29

29

73

16

32

30

76

17

36

31

78

18

39

32

81

19

43

33

83

20

46

34

85

21

50

35

87

22

53

36

89

23

56

37

90

24

59

38

92

25

62

39

93

26

65

40

94

Thông qua chỉ số lưỡng đỉnh, các mẹ có thể tính được trọng lượng thai nhi theo các công thức sau:

  • Công thức 1: Trọng lượng (gam) = {BPD (mm) – 60} x 100

Ví dụ, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 92 mm thì cân nặng của thai nhi sẽ được tính {92 – 60} x 100 = 3,2 kg.

  • Công thức 2: Trong lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 92 mm thì cân nặng của thai nhi là 88,60 x 92 – 5062 = 3,1 kg.

Lưu ý: Công thức này chỉ nên áp dụng đối với thai nhi có chỉ số lưỡng đỉnh hơn 600mm mới có độ chính xác cao.

Nhìn chung, công thức tính cân nặng thông qua đường kính lương đỉnh chỉ mang tính tương đối. Nếu kết quả thấp hơn kỳ vọng, mẹ bầu cũng đường quá lo lắng vì chỉ số cân nặng của bé sẽ thay đổi cho đến khi bé chào đời.

Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ sẽ không còn phải lúng túng khi đọc những chỉ số siêu âm liên quan đến đường kính lưỡng đỉnh. Tuy không chính xác vào giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng chỉ số này vẫn giúp mẹ đánh giá tổng quát sự phát triển của thai nhi. Mẹ đừng bỏ sót chỉ số lưỡng đỉnh cùng với các chỉ số siêu âm thai nhé. Khi có bất kỳ thắc mắc nào nên hỏi bác sĩ chuyên khoa ngay để được giải đáp và chăm sóc cho thai kỳ tốt hơn.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái