Mẹ bầu cần biết: Thai phụ cần chích và không nên chích ngừa vac-xin nào?

(VOH) – Chích ngừa là rất quan trọng trong thai kỳ. Thai phụ cần biết các mũi chích cần thực hiện và cả những mũi chích không phù hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm – bệnh viện Từ Dũ cho biết tiêm ngừa không chỉ có lợi cho mẹ tránh một số bệnh mà còn giúp tạo ra kháng thể (đi qua tuần hoàn nhau thai) truyền cho bé. Những kháng thể này đi cùng bé cho đến 6 tháng sau khi bé chào đời.

Những mũi tiêm ngừa bắt buộc trong thai kỳ

Thai phụ đã bước vào giai đoạn thai kỳ cần chích ngừa uống ván, viêm gan B (thai phụ đã chích trước khi mang thai mũi đầu tiên, có thể chích tiếp). Các bác sĩ khuyến khích thai phụ nên chích ngừa cúm. Thai phụ nhiễm vi-rút cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai, dị tật thai, sanh non, nhiễm trùng bào thai.

Chích ngừa cúm: Cúm thay đổi theo năm, theo mùa nên vac-xin cũng thay đổi theo thời gian đó.

Thai phụ cần chích và không nên chích ngừa vac-xin

Hình minh họa: internet

Nghe nội dung tư vấn từ bác sĩ Thanh Tâm:

Những vắc-xin tránh dùng cho thai phụ:

Trước khi chích ngừa, các thai phụ cần phải tham vấn bác sĩ kỹ, cung cấp thông tin về tiền sử chích ngừa miễn dịch của mình

Trong thai kỳ tuyệt đối không chích các vac-xin từ vi khuẩn sống. Mặc dù những vac-xin này đã giảm độc lực 90% nhưng không thể nói trước được đối với cơ thể phụ nữ mang thai luôn có sẵn tình trạng miễn dịch so với phụ nữ đang không mang thai. Chẳng hạn như các vắc-xin Rubella, thủy đậu hoặc các loại vac-xin phòng ngừa bại liệt dạng uống có thể gây biến chứng trên thai kỳ, thậm chí làm thai phụ nhiễm luôn cả vi-rut đó

Tác dụng phụ có thể xảy ra với thai phụ khi chích ngừa

Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau ở nơi chích, tùy khả năng chịu đau hoặc đáp ứng của mỗi người (nhưng thường biến mất sau 1 tuần)

Tác dụng phụ thứ hai là tại vị trí chích bị nhiễm trùng, viêm sưng tấy đỏ, tạo thành các ổ áp-xe. Trong trường hợp này thai phụ cần đi khám bác sĩ sớm để xử lý kịp thời.

Các biến chứng liên quan đến dị ứng thuốc: dị ứng nhẹ như đau nhẹ, ngứa nhẹ vị trí chích (uống nước thuyên giảm ngay).

Đáng lo là dị ứng đến mức sốc phản vệ do chích ngừa. Để ngăn ngừa tình trạng này, khi tham vấn, thai phụ cần cung cấp thông tin cho bác sĩ chính xác về những bệnh suy giảm miễn dịch mang đang mắc (nếu có) hoặc có đang uống những thuốc chống chỉ định hay không. Một lưu ý khác là với người từng bị dị ứng tới 1 trong các mũi tiêm liên quan tới vac-xin mình chích ngừa thì cũng không chích được.

Để chuẩn bị thai kỳ tốt nhất, trước khi mang thai. chị em phụ nữ cần lên kế hoạch chích ngừa. Trước 2-3 tháng trước khi dự định mang thai nên chích ngừa Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.

>>>> Mẹ bầu cần biết: Ra máu 3 tháng cuối thai kỳ lưu ý điều gì?