Phần 2: Chế độ ăn thích hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích

(VOH) - Để giảm các triệu chứng khó chịu, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.

Tư vấn từ lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM.

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết

Triệu chứng ruột kích thích dễ gây lầm lẫn với viêm đại tràng

Viêm đại tràng: Hiểu là tình trạng viêm nhiễm khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương do vi khuẩn và ký sính trùng tấn công qua đường ăn uống, cũng có thể khởi phát do viêm đường tiêu hóa cấp tính gây nên.

Viêm đại tràng có các ổ viêm và loét nhìn thấy được khi siêu âm hoặc nội soi. Viêm đại tràng có các biểu hiện: đau bụng, đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên hoặc kéo dài và có các biểu hiện khác như (mệt mỏi, chán ăn, cáu gắt, sút cân,…).

Hội chứng ruột kích thích: Hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bị hội chứng ruột kích thích không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, khi soi không có ổ viêm loét.

Người mắc Hội chứng ruột kích thích thường bị đau bụng, khó chịu ở bụng, chướng bụng, cảm giác nặng bụng, sau khi đại tiện sẽ thấy dễ chịu, đại tiện thất thường (có thể ngày đi 3 lần hoặc tuần đi 3 lần), phân lúc lỏng lúc táo, có khi có nhầy mũi.

Lưu ý: người bị IBS phân ko bao giờ có máu, vì ở đại tràng ko thực sự có tổn thương.

Điều trị ra sao ?

Hội chứng ruột kích thích là lành tính và mạn tính. Những người mắc phải hội chứng này dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường với các biểu hiện thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị nhưng cũng không cần kiêng khem quá mức vì có thể gây thiếu dinh dưỡng hoặc ăn thức ăn không phù hợp gây rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm các biểu hiện ở một số người, nhất là đối với những trường hợp táo bón. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ nhằm hạn chế nuốt khí vào làm giảm đầy bụng, trướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của ruột nên giảm số lần đi tiêu và giảm đau.

Hạn chế ăn chất béo động vật: những thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn gây đau hay cảm giác khó chịu vùng bụng. Nên thay bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật.

Tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, patê, thực phẩm nhiều chất béo: bánh quy, mayonnaise, phomai. Hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, béo ngấy.

Đặc biệt tăng cường bổ sung trái cây và sữa chua nhằm bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.

Tuyệt đối tránh các chất khó tiêu như mỡ, chất béo, tiêu, ớt và kiêng cữ bia rượu.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị viêm dạ dày, tá tràng mạn tính:

- Nghệ phơi khô, say thành bột 500g

- Bột nếp, sao vàng 300g

- Đậu xanh, sao vào 200g

- Tiêu đen, sao vàng 100g

- Muối, sao vàng 10g

Tất cả trộn chung thành hỗn hợp, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1/2 muỗng cà phê