[Video] Bắn pháo hoa mừng Tết Kỷ Hợi 2019 tại Landmark 81
Năm 1948, các nhà khoa học đã tách từ gan ra một chất màu đỏ, có công dụng trị bệnh thiếu máu ác tính và đặt tên là vitamin B12. Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin, nó nằm trong nhóm 8 loại vitamin đặc biệt có lợi, giúp duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể.
Ngày nay, người ta biết rằng vitamin B12 chỉ có trong động vật và thực phẩm lên men. Hệ vi khuẩn ruột người khỏe mạnh cũng sản sinh ra một lượng vitamin B12 đủ dùng cho cơ thể.
Vitamin B12 có vai trò như thế nào đối với cơ thể? (Nguồn: Internet)
Dưới đây là những công dụng của vitamin B12 có thể bạn chưa biết:
Vitamin B12 giúp duy trì các loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Ví dụ như chức năng quan trọng là duy trì các tế bào máu đỏ và các tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống giàu các thực phẩm chứa vitamin B12 sẽ hữu ích trong việc giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp kiểm soát mức độ triglycerides, giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
Vitamin B12 là yếu tố cần thiết để tạo hồng huyết cầu từ tủy xương. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu và những tổn thương đặc hiệu của hệ thần kinh. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh như đau thần kinh tọa, thần kinh vùng cổ, cánh tay,…
Vitamin B12 có tác dụng trong điều trị bệnh Alzheimer, bệnh này đi kèm với các triệu chứng như lú lẫn, lúng túng và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng những người thiếu vitamin B12 thường mắc phải chứng bệnh này.
Nhìn chung, vitamin B12 là loại vitamin cần thiết cho cơ thể, do đó bạn tuyệt đối đừng để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt loại vitamin này. Thực tế, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, da vàng nhợt, khó thở, viêm lưỡi, đi không vững, rối loạn thần kinh, buồn rầu,…
Khi thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng như:
Ngoài ra, bạn có thể có những biểu hiện của trầm cảm, các vấn đề về tầm nhìn, sưng lưỡi, gặp phải những rối loạn thần kinh, giảm cân, buồn nôn và mệt mỏi.
Bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm (Nguồn: Internet)
Theo các chuyên gia, nhu cầu vitamin B12 đối với một người trưởng thành là từ 2 – 4mcg. Vitamin B12 được tạo ra nhiều nhất từ các vi khuẩn đường ruột của động vật ăn cỏ và được kết hợp với chất đạm của động vật đó. Vì thế, vitamin B12 có nhiều trong thịt bò cũng như gan, thận, tim, tụy tạng của nhiều động vật khác.
Ngoài ra, vitamin B12 cũng có trong thịt gà, cá, lòng đỏ trứng, sữa, phomat, sò, cua,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vitamin B12 dưới dạng thuốc. Tuy nhiên, điều này cần có sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng. Thông thường, vitamin B12 có 2 dạng là:
Việc uống vitamin B12 cũng có thể gây tác dụng phụ như khó thở, đau ngực, nóng, đỏ và đau bất thường ở cánh tay hoặc chân,…Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý bổ sung vitamin B12 khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.