Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều vì những nguyên nhân mà mẹ không ngờ tới

Hiện nay nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh xì hơi nhiều khiến các mẹ đôi khi băn khoăn, không biết nên xem đó là hiện tượng tốt hay đáng lo. Nếu mẹ băn khoăn hãy tìm hiểu ngay nhé.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Do đó, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là điều khó tránh khỏi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, có thể kể như:

1.1 Do thức ăn của mẹ

Những thức ăn mà mẹ ăn vào cơ thể có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị xì hơi.

Những thức ăn khó tiêu có nhiều caffein như trà, cà phê và sô-cô-la,…hay những món ăn có nhiều gia vị thì mẹ nên tránh xa để không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.

cho-tre-bu-va-an-dam-kieu-nay-me-vo-tinh-khien-tre-so-sinh-xi-hoi-nhieu-ma-khong-hay-biet-voh-1

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều một phần do nguồn thức ăn từ mẹ (Nguồn: Internet)

1.2  Do thức ăn của bé

  • Ăn dặm sớm: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và xì hơi nhiều.
  • Ăn dặm với thức ăn khó tiêu: Trong lần ăn dặm đầu tiên, mẹ không nên cho bé ăn nhiều cá, thịt hay mỡ động vật vì những thực phẩm này đối với hệ tiêu hóa của trẻ sẽ rất khó tiêu. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn.
  • Trẻ uống nước trái cây: Nước uống trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo bọt khí nhiều trong dạ dày dẫn đến tình trạng đầy hơi và làm trẻ xì hơi nhiều.
  • Trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, có mùi bị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Do đó, mẹ nên chú ý khi lựa chọn thức ăn cho con.

1.3 Do trẻ bú không đúng tư thế

Khi con bú không đúng tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ dẫn đến việc bé nuốt nhiều không khí. Một khi khí dư thừa trong hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ tống khứ lượng không khí này ra ngoài bằng cách ợ hoặc xì hơi.

Do đó, mẹ nên cho con bú đúng tư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Dù bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. Trẻ xì hơi nhiều có sao không?

Để biết việc trẻ xì hơi nhiều là bình thường hay bất thường, các mẹ nên đếm số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi có biểu hiện như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, trẻ sơ sinh chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày và phát ra tiếng lớn hơn bình thường, mùi khó chịu thì chứng tỏ bé đang gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa.

Hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thì mẹ cần lưu ý những vấn đề như trẻ bị đầy hơi, thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn đến bị táo bón, ọc sữa, kém ăn, kém ngủ,…Nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Do đó, bé xì hơi quá nhiều không còn là vấn đề bình thường, nên mẹ phải lưu ý.

3. Cách đơn giản giúp trẻ giảm xì hơi, khó chịu

Một số phương pháp đơn giản dưới đây mẹ có thể áp dụng để giúp bé giảm xì hơi, khó chịu:

3.1 Massage bụng

Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Nó sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi.

Lưu ý: Mẹ không nên massage cho bé ngay sau khi ăn xong.

3.2 Tư thế đạp xe đạp

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé và di chuyển như thể bé đang chạy xe đạp.

3.3 Chườm nước ấm

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng để giúp bé thoải mái hơn.

3.4 Chọn bình sữa

Mẹ nên chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí lọt vào bình. Một số bình sữa có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến bé mút sữa khó, đồng thời nuốt vào nhiều không khí hơn thì mẹ không nên chọn.

3.5 Vỗ ợ hơi cho bé

Để tránh xì hơi thì mẹ nên nhớ vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên. Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100 ml sữa thì vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ.

Cách vỗ ợ hơi cho bé:

cho-tre-bu-va-an-dam-kieu-nay-me-vo-tinh-khien-tre-so-sinh-xi-hoi-nhieu-ma-khong-hay-biet-voh-2

Vỗ cho bé ợ hơi là cách giúp bé giảm xì hơi (Nguồn: Internet)

  • Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.
  • Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.
  • Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.

3.6 Lưu ý khi lựa chọn sữa công thức

Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Một số sữa có chứa protein khó tiêu hóa khiến trẻ xì hơi nhiều. Nếu muốn đổi sữa cho con thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Như vậy, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều đa phần là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bé không khỏe, các mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và có hướng khắc phục kịp thời.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái