Vòng loại EURO 2020: Ngày nào khởi tranh, bao nhiêu đội tham dự?

(VOH) – Vòng loại EURO 2020 sẽ diễn ra loạt trận mở màn từ ngày 21/3 đến 24/3/2019. Ngay sau đó là loạt trận thứ hai trong từ ngày 24 đến 26/3/2019.

Vòng loại EURO 2020 với 55 đội tham dự sẽ chia ra thành 10 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt đi-về, chọn ra 2 đội đứng đầu các bảng vào vòng chung kết.

10 BẢNG ĐẤU VÒNG LOẠI EURO 2020

  • Bảng A: Anh, Cộng Hòa Séc, Bulgaria, Montenegro, Kosovo
  • Bảng B: Bồ Đào Nha, Ukraine, Serbia, Lithuania, Luxembourg
  • Bảng C: Hà Lan, Đức, Bắc Ailen, Estonia, Belarus
  • Bảng D: Thụy Sỹ, Đan Mạch, Cộng Hòa Ailen, Georgia, Gibraltar
  • Bảng E: Croatia, Wales, Slovakia, Hungary, Azerbaijan
  • Bảng F: Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy, Romania, Faroe Islands, Malta
  • Bảng G: Ba Lan, Áo, Israel, Slovenia, FYR Macedonia, Latvia
  • Bảng H: Pháp, Iceland, Turkey, Albania, Moldova, Andorra
  • Bảng I: Bỉ, Nga, Scotland, Cyprus, Kazakhstan, San Marino
  • Bảng J: Italia, Bosnia & Herzegovina, Finland, Hy Lạp, Armenia, Liechtenstein

Ngày nào khởi tranh vòng loại EURO 2020?

Bốn suất còn lại sẽ dựa trên kết quả trận play-off. Tuy nhiên, những đội được quyền dự play-off không phải được chọn ra từ vòng loại này mà là 16 đội đứng đầu bảng ở UEFA Nations League - tức là 4 đội đứng đầu bảng ở 4 hạng A, B, C và D (đã kết thúc hồi cuối năm ngoái) sẽ được quyền tranh play-off nếu họ chưa lấy được vé vào vòng chung kết.

Vòng chung kết ở 12 quốc gia: UEFA đã tiến hành một giải EURO không biên giới khi tổ chức vòng chung kết ở 12 quốc gia (mỗi nước chọn 1 sân).

Cụ thể các nước đăng cai như sau:

- Bán kết và chung kết: London (Anh) - sân Wembley.

- Ba trận vòng bảng và 1 trận tứ kết:

  • Baku (Azerbaijan) - sân Olympic.
  • Munich (Đức) - sân Arena Munich.
  • Rome (Italy) - sân Olimpico.
  • Saint Petersburg (Nga) - sân Saint Petersburg.

- Ba trận vòng bảng và 1 trận vòng 1/8:

  • Amsterda (Hà Lan) - sân Johan Cruijff Arena.
  • Bilbao (Tây Ban Nha) - sân Estadio de San Mamés.
  • Bucharest (Romania) - sân National Arena.
  • Budapest (Hungary) - sân Ferenc Puskás.
  • Copenhagen (Đan Mạch) - sân Parken.
  • Dublin (CH Ailen) - sân Dublin Arena.
  • Glasgow (Scotland) - sân Hampden Park.
  • London (Anh) - sân Wembley.

Điều rắc rối hơn là đội tuyển nước đăng cai sẽ chẳng lợi lộc gì nếu không được chơi trên sân nhà. Vì thế UEFA quy định là đội tuyển của nước đăng cai nếu vượt qua vòng loại sẽ mặc nhiên được chơi trên sân nhà theo các bảng ở vòng chung kết như sau:

  • Bảng A: Italy (Rome), Azerbaijan (Baku)
  • Bảng B: Nga (Saint Petersburg), Đan Mạch (Copenhagen)
  • Bảng C: Hà Lan (Amsterdam), Romania (Bucharest)
  • Bảng D: Anh (London), Scotland (Glasgow)
  • Bảng E: Tây Ban Nha (Bilbao), CH Ailen (Dublin)
  • Bảng F: Đức (Munich), Hungary (Budapest)

Nếu cả hai quốc gia được ghép đôi đủ điều kiện, một cuộc bốc thăm sẽ được tổ chức để xác định quốc gia nào là chủ nhà trong cuộc chạm trán trực tiếp của họ.

Thể thức thi đấu vòng chung kết vẫn như cũ: 24 đội vào vòng chung kết sẽ chia làm 6 bảng, thi đấu vòng tròn 1 lượt chon đội nhất và nhì bảng vào vòng knock-out cùng 4 đội hạng 3 có thành tích tốt nhất.