Giá tiêu hôm nay 13/11/2018: Tiếp tục lao dốc rời mốc 58.000 đồng/kg

 (VOH) – Giá tiêu hôm nay 13/11/2018 đồng loạt giảm mạnh 1.000- 2.000 đồng/kg tại các vùng trồng tiêu trọng điểm Tây nguyên và miền Nam. Thị trường hạt tiêu tiếp tục trầm lắng.

Cụ thể, hôm nay giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg về mức 57.000 đồng/kg. Đây vẫn là địa phương có giá tiêu cao nhất khu vực.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay cũng giảm 1.000 đồng/kg về mức 56.000 đồng/kg.

Tại tỉnh tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông ( Gia Nghĩa), giá tiêu đều giảm 1.000đồng/kg về mức 56.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giảm mạnh 2.000 đồng/kg về mức 55.000 đồng/kg.

Đồng Nai giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg còn 55.000 đồng/kg.

thu hoạch tiêu

Ảnh minh họa: internet

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 10 lượng hạt tiêu xuất khẩu đạt 16.000 tấn, trị giá 48 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với tháng 9.

10 tháng năm, xuất khẩu hạt tiêu đạt 209.000 tấn, trị giá 683 triệu USD, tăng 8,9% về lượng, nhưng giảm 32,8% về trị giá so với cùng kỳ.

Tháng 10, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu ở mức 3.009 USD/tấn, tăng 3,9% so với tháng 9, nhưng giảm 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt 3.269 USD/tấn, giảm 38,3% cùng kỳ.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 13/11/2018 lúc 9h55 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 11 giảm 200 Rupi/tạ, tương đương 0,5%, về mức  vẫn ở mức 39.650 Rupi/tạ. Giá giao tháng 12 cũng giảm gần 54 Rupi/tạ, tương đương 0,145, về mức 39.646 Rupi/tạ. Song song đó, giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn .

Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2018 đạt 15.470 tấn, trị giá 86,91 triệu USD, giảm 15,9% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Việt Nam là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 8 tháng năm 2018, nhưng lượng nhập khẩu giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Ấn Độ lại tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka, Brazil, Trung Quốc... Do đó, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ giảm từ 42,7% xuống còn 38,6% trong 8 tháng năm 2018.

Nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam vào Ấn Độ giảm ngay từ đầu năm 2018 khi Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ có thông báo số 42/2015-2020 về việc thay đổi chính sách nhập khẩu đối với hạt tiêu. Đồng thời, nước này áp đặt mức giá sàn 500 rupee (khoảng 7,57 USD/kg) hạt tiêu nhập khẩu vào Ấn Độ, trên cơ sở giá CIF.

Quyết định này được đưa ra sau khi Hiệp hội Thương mại Tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA) gửi đơn kiến nghị lên chính phủ đề nghị nước này áp giá sàn nhập khẩu đối với mặt hàng tiêu đen từ các nước ASEAN.

Trong một thông tin khác, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2018 đạt 56.255 tấn, trị giá 4,14 tỷ baht (tương đương 125,53 triệu USD), giảm 15,1% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Ấn Độ là nguồn cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan, đạt 38.889 tấn, trị giá 2,35 tỷ baht (tương đương 71,38 triệu USD) trong 8 tháng năm 2018, giảm 23,1% về lượng và giảm 21% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2018 đạt 10.586 tấn, trị giá 955,9 triệu baht (tương đương 28,9 triệu USD), tăng 1,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan. Trong 8 tháng năm 2018, lượng nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Việt Nam tăng trưởng hai con số, tăng 12,9%, nhưng trị giá vẫn giảm 34,4% so với 8 tháng năm 2017.

Giá tiêu hôm nay 12/11/2018: Đồng loạt giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg – Hôm nay 12/11/2018, đồng loạt giảm mạnh 1.000- 2.000 đồng/kg, riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) vẫn ổn định.
Giá xăng dầu hôm nay 13/11/2018: Đồng loạt lao dốc sau khi ông Trump đề nghị không giảm sản lượng- Giá xăng dầu hôm nay 13/11 đồng loạt giảm mặc dù Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi cho biết nước này đang lên kế hoạch giảm nguồn cung, nhưng ông Trump đề nghị không giảm sản lượng.