Hiệu quả từ hướng đi mới của nông nghiệp đô thị

(VOH) - Trong quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven thành phố ngày càng thu hẹp, một số vật nuôi, cây trồng cũ không còn phù hợp nữa; mặt khác đô thị hóa thì không phải hộ nào cũng có thể chuyển sang nghề mới-phi nông nghiệp một cách thuận lợi. Vì vậy, tìm ra một hướng đi thích hợp cho nông nghiệp đô thị là điều tất yếu.

Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của quận 12 theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với dịch vụ, thương mại giai đoạn 2011-2015 là một trong những chương trình hiệu quả đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 4.

Các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc là vùng đất xưa nay nổi tiếng với nghề trồng lài và mai kiểng, vậy nhưng trong những năm gần đây do đô thị hóa nhanh, đất dành cho chăn nuôi và trồng trọt ngày càng thu hẹp, nhiều người trước đây khấm khá nhờ trồng lài và mai kiểng giờ gặp không ít khó khăn trong việc duy trì nghề truyền thống này. Nhưng từ khi chủ trương đổi mới cơ chế vật nuôi và cây trồng của thành phố, tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của quận 12 đã có nhiều chuyển biến, thực sự mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Chỉ tính trong vòng 3 năm trở lại đây, vùng đất An Phú Đông - Thạnh Lộc đã xuất hiện hàng loạt phú nông nhờ đổi mới tư duy và áp dụng thành công từ các lớp tập huấn ngành nghề do Hội Nông dân quận và Hội Nông dân thành phố tổ chức trong việc chọn giống, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản suất của từng gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Điển hình là hộ ông Bùi Hoàng Long, ở khu phố 3B, phường Thạnh Lộc. Với diện tích đất canh tác gần 4.000m2, nhưng sau nhiều năm thất bại trong mô hình trồng lài và mai kiểng nên từ năm 2006 ông đã chuyển sang mô hình nuôi trăn. Hiện ông Long đang nuôi khoảng 200 con trăn bao gồm trăn nái và trăn lấy da, nhờ vậy mà thu nhập hàng năm từ nguồn chăn nuôi, gia đình ông có lãi gần 200 triệu đồng.

Hay như mô hình trồng cây kiểng trầu bà chân vịt và phong lan của ông Bùi Văn Phụng ở khu phố 2, phường An Phú Đông. Với hơn 3.000 chậu trầu bà chân vịt và hàng ngàn gốc lan đủ loại đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch đã mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Ông Bùi Văn Phụng, vui vẻ nói:


Ông Bùi Văn Phụng đang giới thiệu kinh nghiệm trồng kiểng của mình - Ảnh: Quan12.

Ông Nguyễn Văn Quít - Chủ tịch Hội Nông dân quận 12, nhìn nhận: Từ khi thành phố ban hành chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011-2015 với chính sách khuyến khích chuyển đổi sản xuất thông qua các Quyết định 105 trước đó, rồi Quyết định 36 và mới đây là Quyết định 13 đã có những tác động tích cực đến sự chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và của quận 12 nói riêng. Bên cạnh đó, việc bổ sung, hoàn thiện chính sách đầu tư hạ tầng phục vụ chương trình chuyển đổi đã đi vào thực tiễn ở quận 12 với nhiều mô hình có hiệu quả, như: Chương trình phát triển giống cây-con chất lượng cao; chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi trọng điểm; chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp. Những mô hình này đã khuyến khích người dân chuyển từ việc sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nuôi trồng các loại cây - con có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu dân cư đô thị. Chủ tịch Hội nông dân quận 12 Nguyễn Văn Quít, cho biết thêm:

Với ông Tống Hữu Châu - một nông dân “có thương hiệu”, ở phường Thạnh Xuân, quận 12, trang trại nuôi cá kiểng của ông có rất nhiều loài cá quí hiếm, giá trị cao như: cá hỏa tiễn, cá mỏ vịt, cá đĩa, cá phượng hoàng,… đó là những giống cá mà ông đã dày công tìm tòi, sưu tầm, nghiên cứu, lai tạo nhân giống thành công và đã xuất khẩu sang các thị trường Pháp, Đài Loan. Hiện nay trang trại nuôi cá kiểng của ông đang xuất khẩu vào thị trường chủ lực là Mỹ. Qua hơn 20 năm với nghề nuôi cá, đến nay ông đã có gần 50 loài cá cảnh đang được nuôi dưỡng và nhân giống. Không chỉ vậy, ông Châu còn xây dựng vùng nguyên liệu cá cảnh của mình với 20 hộ nông dân trong quận và mở rộng đến các quận - huyện và một số tỉnh Tiền Giang, Long An. Ông Tống Hữu Châu, cho rằng:

Đánh giá về hiệu quả sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận 12 lần thứ 4 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Chủ tịch UBND quận 12, nhìn nhận:

Có thể khẳng định, mô hình nông thôn đô thị của quận 12 đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô trang trại, như: rau an toàn, hoa, cá kiểng các loại. Bên cạnh đó, để thúc đẩy chương trình nông nghiệp đô thị đạt mục tiêu đề ra, UBND quận 12 cũng đang chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để đảm bảo sản xuất nông nghiệp hàng hóa

; Tập trung giải quyết việc làm, nâng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần cho bộ mặt nông nghiệp đô thị trên địa bàn quận ngày càng phát triển.