Năm 2014: Ngành Tài chính và Ngân hàng điều chỉnh chính sách tháo gỡ khó khăn cho SX-KD

(VOH) - Sáng 30/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2013, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2014. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2013, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2013 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn, phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô đã bước đầu ổn định và có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp, tạm ngưng hoạt động; lượng hàng tồn kho lớn, số doanh nghiệp kê khai làm ăn có lãi giảm,... ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở số thu 9 tháng đầu năm và làm việc với các địa phương, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội đánh giá thu năm 2013 hụt 25.200 tỷ đồng; không kể các khoản xử lý ghi thu - ghi chi ngoài dự toán (38.430 tỷ đồng) thì hụt 63.630 tỷ đồng. Những tháng cuối năm, với tinh thần phấn đấu quyết liệt, tăng cường xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra chặt chẽ chi hoàn thuế giá trị gia tăng... do đó đến nay tổng thu ngân sách nhà nước đã đạt dự toán Quốc hội giao. Trong đó, đã thu vào ngân sách nhà nước trên 20.000 tỷ đồng cổ tức doanh nghiệp nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; thu tiền sử dụng đất đạt khoảng 42.500 tỷ đồng, vượt trên 3.300 tỷ đồng so số báo cáo Quốc hội,...



Các địa phương trọng điểm thu đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc,.. Cụ thể, tại TPHCM, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện trong năm 2013 đạt 237.319 tỷ đồng, tăng khoảng 1% so với dự toán đầu năm do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Hồ Chí Minh, cho biết:



Trong điều hành, mặc dù thu ngân sách khó khăn nhưng Bộ Tài chính đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo các nhu cầu chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trả nợ, cải cách tiền lương, an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã góp phần đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, nhận định:




Trong năm 2014, Quốc hội đã cho phép nâng trần bội chi lên 5,3% GDP, tăng phát hành trái phiếu để đầu tư, phục hồi tăng trưởng. Vì vậy với năm 2014 sự phối chặt chẽ, nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ càng đặc biệt quan trọng bởi với lãi suất thị trường đang có xu hướng giảm đòi hỏi sự thận trọng để không tạo ra lạm phát nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh:




Năm 2014, ngành tài chính đề ra mục tiêu là thực hiện điều chỉnh chính sách thu nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư. Xây dựng dự toán thu ngân sách tích cực, đúng chế độ, phản ánh sát hoạt động của nền kinh tế và tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước 2014 là 782.700 tỷ đồng. Riêng thu nội địa phấn đấu tăng tối thiểu 5%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 3% so với số Quốc hội quyết định, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng không quá 70.000 tỷ đồng. Về dự toán chi ngân sách năm 2014 ở mức hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2013./.