Thể lệ Hội thi “Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng” lần thứ XII năm 2017

(VOH) - Hội thi “Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng” lần thứ XII năm 2017 sẽ diễn ra từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2017.

Huy chương vàng giải Bông Lúa Vàng 2015: Nguyễn Thị Trường An. (Ảnh: KH)

Đối tượng dự thi: Là công dân Việt Nam, độ tuổi từ 16 đến 35 (sinh năm 1982-2001) có năng khiếu ca nhạc cải lương; các thí sinh đủ độ tuổi quy định đã vào vòng Chung kết Hội thi Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng (trừ thí sinh đoạt giải Huy Chương vàng), Tuyển chọn Giọng ca cải lương hàng tuần, Chung kết Chuông vàng vọng cổ, các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba từ cuộc thi ca nhạc cải lương cấp tỉnh, nghệ sĩ từ các đoàn nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp.

Đăng ký dự thi:

- Các thí sinh đăng ký trực tiếp tại điểm ghi danh: Số 03 Nguyễn Đình Chiểu – quận 1- TP. Hồ Chí Minh.

+   Buổi sáng từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ.

+   Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút .

- Thí sinh khi đến ghi danh mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ cần thiết để đối chiếu tuổi theo quy định (Trường hợp thí sinh không trực tiếp đến ghi danh được có thể ủy quyền cho người khác đăng ký thay. Người đăng ký thay khi đến đăng ký mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ cần thiết của thí sinh).
 - Thông tin về cuộc thi được cập nhật tại website  www.voh.com.vn
Số điện thoại liên lạc: 08.38223282; các thí sinh ở xa có thể đăng ký ghi danh qua điện thoại : 0964 746 356  trong giờ hành chính.

Cuộc thi được phát sóng trực tiếp trên sóng AM 610 Khz của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố; nghe, xem trực tuyến trên Website www.voh.com.vn, nghe trực tiếp trên điện thoại thông minh qua phần mềm radio VOH  và được truyền hình trực tiếp trên HTV1 Đài Truyền hình thành phố vào lúc 14g00 ngày thứ Bảy hàng tuần, được phát lại trên sóng AM 610Khz Đài Tiếng nói nhân dân thành phố lúc 13g05 thứ Sáu hàng tuần. 

Nội dung và hình thức các vòng thi :

 Hội thi Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng 2017 sẽ chia ra các phần và các vòng thi từ Bán kết đến Chung kết xếp hạng như sau:

Phần Cơ bản (Bán kết) : 2 vòng thi.

Dành cho 60 thí sinh cao điểm nhất vòng Sơ tuyển, có 2 vòng thi:

VÒNG THI CHẤT GIỌNG BÔNG LÚA VÀNG: 6 buổi (từ 01/7-05/8/2017)

-Yêu cầu: Thí sinh sẽ tự giới thiệu về mình, tự chọn bài ca để phô trương chất giọng của mình.

-Hình thức : Ca tự do bao gồm 20 bài bản Tổ, bài bản nhỏ, bài lý, trích đoạn ngắn và vọng cổ (2 câu ) với thời gian 5 phút mỗi thí sinh.

-Đánh giá : Giám khảo sẽ đánh giá chấm chọn chất giọng thiên phú của thí sinh có triển vọng ca nhạc cải lương.

-Giải thưởng: Cuối đợt có 1 giải thưởng cho thí sinh có chất giọng tốt nhất.

VÒNG THI HƠI ĐIỆU BÔNG LÚA VÀNG: 6 buổi (từ 12/8-16/9/2017)

-Yêu cầu: Thí sinh bốc thăm ca các thể điệu bài bản Tổ : Bắc, Nam, Hạ, Oán và bài Vọng cổ.

-Hình thức: Bốc thăm 1 lớp trong 20 bài bản Tổ và 2 câu vọng cổ.

-Đánh giá : Giám khảo sẽ chấm chọn kỹ thuật của thí sinh dựa trên tiêu chí thể hiện đúng hơi điệu bài bản và bài Vọng cổ. 

    -Giải thưởng: Cuối đợt có 1 giải thưởng cho thí sinh có hơi điệu tốt nhất.

Điểm số của thí sinh ở phần thi cơ bản là tổng điểm của 2 vòng thi Chất giọng và Hơi điệu.

Phần Nâng cao (Chung kết) : 2 vòng thi

Dành cho 36 thí sinh cao điểm nhất phần Cơ bản, có 2 vòng thi:

VÒNG THI PHONG CÁCH BÔNG LÚA VÀNG: 6 buổi thi (23/9-28/10/2017)

-Yêu cầu : Thí sinh ca bài ca ra bộ, bài vọng cổ tự chọn.

-Hình thức : Ca ra bộ và trọn bài vọng cổ.

-Đánh giá : Giám khảo chấm chọn phong thái tự nhiên, thần thái vui tươi của thí sinh.

-Giải thưởng: Cuối đợt có 1 giải thưởng cho thí sinh có phong cách ca hay.

VÒNG THI CẢM XÚC BÔNG LÚA VÀNG: 6 buổi thi (04/11-09/12/2017)

-Yêu cầu: Thí sinh thể hiện chất mùi, sâu lắng ở Bài bản và Vọng cổ.

-Hình thức: Ca Bài bản và bài Vọng cổ.

-Đánh giá : Giám khảo đánh giá, Bong Lua Vang.pdfchấm chọn khả năng thể hiện được cảm xúc của tác phẩm ở thí sinh.

-Giải thưởng: Cuối đợt có 1 giải thưởng cho thí sinh thể hiện cảm xúc bài ca tốt nhất.

Điểm số của thí sinh ở phần thi nâng cao là tổng điểm của 2 vòng thi Phong cáchCảm xúc.

Phần nghệ thuật ca diễn (Chung kết xếp hạng):

Dành cho 6 thí sinh cao điểm nhất ở phần Nâng cao, có 2 vòng thi :

VÒNG THI TÀI NĂNG BÔNG LÚA VÀNG :    01 buổi thi (16/12/2017)

-Yêu cầu : Thí sinh thể hiện khả năng đặc biệt của mình trong việc ca trích đoạn cải lương 1 mình với nhiều giọng (độc diễn) và ca bài Vọng cổ với các giọng ca cải lương chuyên nghiệp.

-Hình thức: Ca trích đoạn và song ca bài vọng cổ.

-Đánh giá : Giám khảo chấm chọn những năng khiếu đặc biệt và sự phối hợp nhịp nhàng của thí sinh với nghệ sĩ ca.

-Giải thưởng : Cuối đợt trao giải thưởng cho thí sinh độc diễn hay nhất. 3 thí sinh không vào Chung kết xếp hạng sẽ nhận giải Tư.

VÒNG THI TỎA SÁNG BÔNG LÚA VÀNG :   01 buổi thi (30/12/2017)

Dành cho 3 thí sinh có điểm cao nhất ở vòng thi Tài năng.

-Yêu cầu : Thí sinh thể hiện nghệ thuật ca diễn của mình trong việc biểu diễn bài đơn ca vọng cổ và ca diễn trong tuồng cải lương.

-Hình thức: Ca trọn bài vọng cổ trong đó có 1 câu bốc thăm ca với 2 nhạc cụ (Violon-Kìm, Violon-Sến và Violon-Tranh) và ca trích đoạn với nghệ sĩ chuyên nghiệp trong 1 phân đoạn tuồng.

-Đánh giá : Giám khảo đánh giá, chấm chọn năng lực nghệ thuật ca diễn của thí sinh.

-Giải thưởng: Cuối đợt trao 3 giải Vàng, Bạc, Đồng và các giải thưởng khác.

Nội dung, chủ đề:

Tất cả bài hát, trích đoạn cải lương dự thi đều phải được phép phổ biến của cơ quan có thẩm quyền, có nội dung ca ngợi truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, ca ngợi Đảng và Hồ Chủ tịch, tình yêu quê hương – biển đảo, ca ngợi những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, nói về tình yêu lứa đôi trong sáng, lành mạnh.

Hình thức thi diễn:

Thí sinh thi diễn với dàn nhạc của Ban Tổ chức các thể loại: Đơn ca, song ca và trích đoạn cải lương.

Tập dợt và thi diễn :

Đối với các vòng thi phần Cơ bản và Nâng cao:

- Tập luyện : Thí sinh tự tập luyện.

-  Ráp sân khấu : 09h00 – 11h30’ sáng Thứ Bảy

- Thi diễn : 14h00-16h00 chiều Thứ Bảy cùng ngày.

Đối với các vòng thi phần Nghệ thuật ca diễn:

- Tập luyện : Thí sinh tập trung về Đài tập luyện với nghệ sĩ và hướng dẫn của đạo diễn chuyên nghiệp 3 ngày trước buổi thi.

- Ráp sân khấu: 09h00 – 11h30’ sáng Thứ Bảy của buổi thi Chung kết xếp hạng.

- Thi diễn : 14h00-16h00 chiều Thứ Bảy cùng ngày.

GIẢI THƯỞNG:

Tổng giá trị giải thưởng 200 triệu đồng. Gồm có các giải như sau:

          -1 Huy chương Vàng :     70.000.000đ/giải

          -1 Huy chương Bạc:         30.000.000đ/giải

          -1 Huy chương Đồng:      20.000.000đ/giải

          -3 Giải Tư:                       10.000.000đ/giải

          -5 Giải thưởng vòng:       10.000.000đ/giải

HÌNH THỨC GIAO LƯU TẠI HỘI THI:

Ngoài việc thi diễn của thí sinh, Ban Tổ chức hội thi tổ chức các hình thức giao lưu và trò chơi như sau :

Giao lưu trực tiếp với khán giả tại Hội trường; giao lưu với ca sĩ chuyên nghiệp ; giao lưu trực tiếp với bạn nghe Đài qua điện thoại, đọc thư giao lưu của bạn nghe Đài, giới thiệu bài viết cảm nhận về cuộc thi của bạn nghe Đài gần xa.

Trò chơi có tặng thưởng cho thính giả qua sóng phát thanh bằng hình thức nhắn tin trả lời câu đố của Ban Tổ chức mỗi tuần; trò chơi có tăng thưởng cho khán giả tại hội trường bằng hình thức dự đoán thể loại bài ca.

Ngày 01/7/ 2017 Khai mạc chương trình tại Đài Tiếng nói nhân dân.

- Từ 01/7/2017-16/9/2017: Thi phần Cơ bản với 2 vòng thi Chất giọng và Hơi điệu Bông lúa vàng.

-Từ 23/9/2017-09/12/2017 : Thi phần Nâng cao với 2 vòng thi Phong cách và Cảm xúc Bông lúa vàng.

-Ngày 16/12/2017 : Thi phần Nghệ thuật ca diễn với vòng thi Tài năng Bông lúa vàng.

-Ngày 23/12/2017 : Giao lưu nghệ sĩ Bông lúa vàng.

-30/12/2017: Chung kết xếp hạng, vòng thi Tỏa sáng Bông lúa vàng tại Nhà hát Thành phố.