Cho mượn 10 tỉ bằng giấy tay, có kiện ra tòa đòi được không ?

(VOH) - Nữ thính giả tên Thư có hỏi mẹ của chị cho người quen mượn 10 tỉ đồng. Khi mượn có giấy mượn nợ viết tay nhưng không có công chứng. Nay thì mẹ chị đã mất, chị có đòi nhưng người mượn nợ cứ khất nợ chứ không trả. Nay chị  có quyền khởi kiện người đó ra tòa để đòi nợ không? Có thể đòi được nợ không? Thủ tục như thế nào?

(VOH) - Nữ thính giả tên Thư có hỏi mẹ của chị cho người quen mượn 10 tỉ đồng. Khi mượn có giấy mượn nợ viết tay nhưng không có công chứng. Nay thì mẹ chị đã mất, chị có đòi nhưng người mượn nợ cứ khất nợ chứ không trả. Nay chị  có quyền khởi kiện người đó ra tòa để đòi nợ không? Có thể đòi được nợ không? Thủ tục như thế nào?

Luật sư Vũ Mạnh Hòa tư vấn:

Điều 637 Bộ Luật  Dân sự 2005 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định này, thứ nhất là người thừa kế có nghĩa vụ phải thưc hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi phần tài sản họ được hưởng trừ trường hợp họ có thỏa thuận khác. Nếu như phần di sản thừa kế đó chưa được chia thì nghĩa vụ đó sẽ do người quản lý di sản thỏa thuận với người thừa kế để thực hiện.

Tất nhiên không phải cứ là người thuộc diện thừa kế thì họ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đó mà pháp luật dân sự hiện hành quy định nếu như người thừa kế họ từ chối hưởng thừa kế thì họ có quyền không thực hiện nghĩa vụ tài sản đó do người chết để lại. Quy định trên có ý nghĩa như sau:

-Bảo vệ quyền lợi cho người thừa kế khi họ không nhận di sản thừa kế do người chết có tài sản để lại.

-Đảm bảo quyền lợi cho người có quyền lợi liên quan với người có di sản để lại, đảm bảo an toàn và chắc chắn khi họ tham gia vào các giao dịch.

-Quy định rõ được những người có nghĩa vụ phải thực hiện tránh trường hợp người bị xâm phạm quyền lợi không biết kiện ai, đòi ai khi người mắc nợ chết.

Theo quy định tại điều 634 Bộ Luật Dân sự 200,  Di sản bao  gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Thông qua quy định của pháp luật  về tài sản nếu bạn là người được thừa kế phần di sản do mẹ bạn để lại thì bạn có quyền khởi kiện để đòi lại số tiền 10 tỷ như tình huống bạn đưa ra.

Thủ tục khởi kiện, hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

 Lưu ý: các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt Nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 2 tháng.

- Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại Điều 25 BLTTDS, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự nêu tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự  mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

Hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Việc đòi nợ của bạn khi khởi kiện ra Tòa có được hay không sẽ do Tòa án xem xét quyết định vì còn tùy thuộc vào những hồ sơ, chứng cứ mà bạn cung cấp để tòa xét xử.

Đọc giả có nhu cầu tư vấn xin gửi mail về địa chỉ tuvanonline.voh@gmail.com

BT (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo