Bản hùng ca bất tử Xuân Mậu Thân 1968

(VOH) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đi vào lịch sử như một biểu tượng của khí phách Việt Nam, đạt đến đinh cao của chiến tranh nhân dân.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 được xem là cuộc tiến công táo bạo nhất, làm rung chuyển các đô thị miền Nam, tạo nên bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Để chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, giành thắng lợi quyết định, làm thay đổi cục diện chiến tranh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ưong Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền Nam - Bắc đánh thẳng vào các đô thị, các cơ quan đầu não, trung tâm chính trị, quân sự, hậu cần của địch bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa.

Bộ đội tuyên thệ trước giờ xuất kích năm 1968.

Quyết định sáng suốt

Chủ trương đó đã được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (1/1968), quân và dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

Cuộc tổng tiến công đã chọn thời điểm vào dịp Tết Nguyên đán, lúc mà địch sơ hở và lơi lỏng nhất, các đơn vị quân đội Sài Gòn chỉ còn một nửa quân số trực chiến, khiến cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn phải lúng túng trong việc ứng phó.

Năm 1967, địch leo thang đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam và uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

Tính đến tháng 12/1967, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam nửa triệu quân với 40% số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu của nước Mỹ, 30% lực lượng không quân chiến thuật, 1/3 lực lượng hải quân, đã sử dụng hết lực lượng dự trữ dành cho một cuộc "chiến tranh cục bộ".

Gánh nặng chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và xã hội nước Mỹ, đến chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Bước vào năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, tình hình nước Mỹ trở nên rất nhạy cảm về chính trị. Đế quốc Mỹ đang trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Về phía ta, đây là lúc các lực lượng quân sự, chính trị ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó và ta đang nắm quyền chủ động trên chiến trường.

Từ những phân tích đánh giá trên, Đảng ta đã khẳng định: "Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn", tình hình đó cho phép chúng ta có thể "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định".

Trong đợt Tết Mậu Thân 1968, hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta là các thành phố, trung tâm đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng.

Trong đó, hướng tiến công chủ yếu nhằm vào đô thị miền Nam thực sự là một bất ngờ lớn, khiến cho địch trên chiến trường không kịp trở tay, khiến cho giới lãnh đạo Mỹ phải sững sờ, choáng váng.

Lần đầu tiên, trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã tiến công hàng loạt đô thị, đánh thẳng vào những trung tâm đầu não chính trị, quân sự, hậu phương trọng yếu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, gây cho chúng những tổn thất lớn, làm chấn động nước Mỹ, đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường, lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

Tại Sài Gòn, cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại các địa điểm từ nhiều hướng như: hướng Tây có Phú Lâm, Trường đua Phú Thọ, Chợ Bình Tây, đường Hậu Giang, sân vận động Cộng Hòa, ngã tư Bảy Hiền; Hướng Nam có khu Lò Heo, Chánh Hưng, cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận, đường Âu Dương Lân, Phạm Thế Hiển, khu vực Tây Quy (thuộc Nhà Bè cũ); Hướng  Bắc có khu Xóm Mới, Cây Gõ, An Nhơn, Gò Vấp; Hướng Đông có cầu Rạch Chiếc, cầu Bình Triệu, cầu Bình Lợi, ngã ba Hàng Xanh, cầu Phan Thanh Giản, cầu Thị Nghè, đường Tự Đức; trong nội đô thì tấn công các bót cảnh sát, toà hành chính quận, các vùng Minh Phụng, Chợ Lớn…

Các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Lê Thị Riêng tập kết ở khu vực chợ Cầu Muối, cầu Ông Lãnh, đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà thờ Nguyễn Cư Trinh, đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, hẻm 83 Đề Thám, hẻm số 4 Trần Hưng Đạo, cư xá Kiến Thiết chiếm lĩnh các khu vực, bắt gom nhiều cảnh sát và nhân viên chính quyền Sài Gòn, dùng loa phóng thanh vận động nhân dân làm công sự chiến đấu,đánh lui nhiều đợt tấn công của địch.

Lực lượng vũ trang tuyên truyền và biệt động cánh Hoa vận đánh chiếm tòa Hành chánh Quận 5, cắm cờ Mặt trận Giải phóng và tổ chức đánh địch, đến 15 giờ mới rút khỏi mục tiêu sau khi dùng thuốc nổ đánh sập một phần tòa nhà.

Những ngày sau đó, tiếp tục tiến công một số vị trí của địch như Ty cảnh sát, Ty thuế vụ quận 5, Bót Bà Hòa...,cùng nhân dân nổi dậy làm chủ khu vực Lò Gạch, Lò Gốm, Lò Siêu khóm 1 phường Trang Tử, khóm 6 phường Phú Lâm…

Rạng sáng ngày 31/1/1968 đến ngày 25/2/1968, quân và dân miền Nam đã tiến công vào 4/6 thành phố, 37/44 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ trên khắp các địa bàn vùng nông thôn bị địch tạm chiếm.

Tính chung cả hai đợt tổng tiến công đã loại khỏi vòng chiến đấu 47.000 tên (phần lớn là tự rã ngũ, đào ngũ); tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 21 tiểu đoàn, 97 đại đội quân Mỹ, quân đội Sàì Gòn và quân đồng minh; bắn rơi và phá hỏng 500 máy bay các loại, 1.480 xe quân sự (có 630 xe tăng và thiết giáp); thiêu hủy 45 kho bom đạn, xăng dầu, đánh chìm và bị thương 14 tàu  các loại; đánh sập 19 cầu cống; tiêu diệt, bức hàng, bức rút 150 đồn bót.

Lực lượng, cách đánh sáng tạo và sự phát triển mới của chiến tranh nhân dân.

Trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang với đặc điểm gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch.

Khi tiến công, Biệt động là lực lượng chiến đấu, thực hiện những đòn đánh hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não và các mục tiêu quan trọng của địch ở các đô thị.

Mũi tấn công vào mục tiêu Đài Phát thanh Sài gòn năm 1968.

Sự ra đời, trưởng thành của lực lượng này đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân và là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động đã mở đầu xuất sắc cuộc tiến công ở Sài Gòn và các đô thị.

Với tinh thần dũng cảm vô song, lối đánh táo bạo và thông minh, sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả chiến lược của cuộc tổng tiến công, đánh bại ý muốn đẩy mạnh chiến tranh của đế quốc Mỹ.

Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Phó tư lệnh Quân gíải phỏng miền Nam Việt Nam nhận định: Cách đánh của Mậu Thân quả thật là độc nhất vô nhị trong chiến tranh từ trước đến nay mà lực lượng ta dùng là lực lượng tổng hợp quân sự, chính trị, trong nước và ngoài nước.

Cách đánh trong Tểt Mậu Thân 1968 rất sáng tạo, trước hết là xác định về hướng tỉến công chủ yếu, mục tiêu tiến công chủ yếu, ta nhằm vào các đô thị ở miền Nam. Đây là đòn tiến công bất ngờ lớn, khiến cho quân địch không kịp trở tay, làm cho giới lãnh đạo Mỹ phải sửng sốt, choáng váng.

Đòn tiến công của ta đã nhằm trúng vào các mục tiêu yết hầu, huyết mạch của địch, bao gồm các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, các Sở chì huy, sân bay, bến cảng, kho tàng, căn cứ truyền tin, đầu mối giao thông, đặc biệt là đánh vào Tòa Đại sứ Mỹ, những mục tiêu nhạy cảm nhất trong bộ máy chiến tranh của chúng ở miền Nam.

Địch vẫn cho rằng ta ít kinh nghiệm đánh thành phố và chưa có khả năng đánh vào các trung tâm đầu não của chúng. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm kháng chiến, ta đã đưa được chiến tranh vào thành thị, biến hậu phương và hậu cứ địch thành chiến trường của ta.

Còn Robert Kenedy - Thượng nghị sĩ Mỹ đã phải thốt lên rằng: Tại sao nửa triệu lính Mỹ có 70 vạn lính Nam Việt Nam cộng tác, có ưu thế hoàn toàn trên không và ngoài biển, được cung cấp quá đầy đủ và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất lại không có khả năng bảo vệ được thành phố khỏi bị đối phương tấn công?

Trên thực tế cuộc Tổng tiến công đã được chuẩn bị từ những năm trước đó.

Trên những hành lang nối liền vùng căn cứ giải phóng và từ đất Campuchia vào nội thành Sài Gòn, hai đơn vị A20, A30 có nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản vũ khí theo "Kế hoạch X"  chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân.

Hai đội A20, A30 đã xây dựng được các căn cứ xuất phát, căn cứ bàn đạp, những điểm nút giao liên, hành lang... tương đối vững chắc, an toàn, đặc biệt tại các "bàn đạp” như ở Thái Mỹ (Củ Chi), Bàu Mây Tịnh, Tịnh Phong (Trảng Bàng)...

Đến cuối năm 1965, cả hai đội A20 và A30 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng được một hệ thống kho hầm bí mật chứa vũ khí trong nội đô nằm sát các mục tiêu chiến lược của địch.

Mỗi mục tiêu đều  có từ 1 đến 3 hầm vũ khí chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công  Xuân Mậu Thân 1968.

Đặc biệt, tiệm Phở Bình số 7 Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng, Quận 3) của gia đình ông Ngô Toại là Sở chỉ huy tiền phương của Phân khu 6 nơi phát lệnh tiến công đánh các mục tiêu ở nội đô Sài Gòn vào đêm mùng 1 tết Mậu Thân.

Số lượng vũ khí mỗi hầm gần 1 tấn vũ khí các loại, thông thường gồm: 350kg thuốc nổ TNT hoặc C4; 1 hộp kíp nổ; 10 khẩu AK và 3.000 viên đạn; 3 khẩu súng ngắn và 200 viên đạn; 2 khẩu B40 và 20 quả đạn; 20 quả mìn; 50 lựu đạn..

Việc xây dựng các căn hầm cùng với quá trình tiếp nhận, cất giấu, bảo vệ và bảo quản khối lượng vũ khí trong lòng địch là một chuỗi công việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi người thực hiện nhiệm vụ ngoài kinh nghiệm hoạt động bí mật, thông minh phải chấp nhận những gian khổ, hy sinh.

Các đồng chí phải tự mua vật liệu và xây cất hầm. Phải giữ bí mật tuyệt đối cả với những người thân trong gia đình. Ngay bản thân các đồng chí xây xong hầm mới được biết sẽ dùng hầm làm gì và phải bảo vệ ạn toàn cho kho vũ khí, hằng ngày, hàng giờ.

Tất cả đều là những kỳ công trong cuộc Tổng Tiến công.

Sau khi hoàn thành việc ngụy trang, nghi trang, đội A20 tổ chức vận chuyển vũ khí vào thành phố theo ba chặng:

Chặng thứ nhất: từ căn cứ giải phóng đến căn cử bàn đạp (ở vùng giáp ranh); chặng thứ hai: từ căn cứ bàn đạp lên trục lộ giao thông (lúc đó địch đang kiểm soát); chặng thứ ba: di chuyển từ đường giao thông vào nội thành.

Ở cả ba chặng trên, tuyệt đại lực lượng vận chuyển A20 đều không biết mình chuyển thứ hàng gì. Ờ khâu cuối cùng, người nhận vũ khí (thuộc đội A30) và người chở vũ khí đến (A20) cũng không được phép giáp mặt nhau, không biết giao cho ai, nhận của ai, hàng gì.

Còn trong nội thành các cơ sở quần chúng nhân dân cũng đã được gầy dựng như ở Khu vực Phú Nhuận có 50 cơ sở; Khu vực chợ Vườn Chuối có 15 cơ sở; Xóm Chùa Tân Định: 30 cơ sở; Xóm nhà đèn cầu Công Lý: 10 cơ sở; Khu vực Chí Hoà, Hoà Hưng: 30 cơ sở; Khu vực đường Nguyễn Trãi: 10 cơ sở; Khu Bàn Cờ: 15 cơ sớ...

Các cơ sở này đã chuẩn bị hàng tấn lương thực, thực phẩm.

Trang bị cho lực lượng biệt động và các lực lượng hoạt động trong nội đô gồm: 419 xe gắn máy, 52 xe du lịch, 32 xe vận tải, 2 xe bồn chở xăng, 500 xe đạp, 40 xích lô đạp, 23 xích lô máy, 28 xe lambro, 50 xe lambretta, 50 xuồng, 38 ghe máy,2 ca nô, 15 đội cấp cứu, nuôi dưỡng thương binh và hàng trăm ký thuốc chữa bệnh...

Tính đến hạ tuần tháng 12/1967, công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cơ bản hoàn tất. Một sự phát triển mới của cuộc chiến tranh nhân dân đã hình thành.

Tài lực, vật lực và lực lượng ba thứ quân của thành phố cùng với lực lượng nổi dậy trong quần chúng nhân dân đều ở tư thế sẵn sàng đợi lệnh.

Tòa Đại sứ Mỹ là một mục tiêu quan trọng trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Ý nghĩa to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy

Đã 50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa, bài học lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 vô cùng to lớn và sâu sắc. Không có cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, sẽ khó có thắng lợi trọn vẹn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đinh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Dù chưa đạt được mục tiêu cao nhất đặt ra nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại cơ bản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường; xuống thang chiến tranh, chuyển hướng sang "Việt Nam hóa" chiến tranh, bắt đầu rút quản về nước; chấm dứt không điều kiện đánh phá miền Bắc, chấp nhận đảm phán với ta tại Hội nghị Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ỏ Việt Nam.

Thắng lợi Tết Mậu Thân đã thúc đẩy nhân dân Mỹ đấu tranh mạnh mẽ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, đưa con em của họ về nước.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới thấy rõ sức mạnh và tính tất thắng của cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta, thấy rõ thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ và ngày càng ủng hộ, giúp đỡ ta đánh giặc Mỹ xâm lược.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy còn đánh dấu một bước phát triển mới về nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam,kết hợp tốt ba mũi giáp công là vũ trang, chính tri, binh vận; giữa tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời phá rã bộ máy kìm kẹp của địch ở cơ sở và làm tan rã hàng ngũ của địch.

Đây là phương châm chíến lược xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng, đã được phát huy nhuần nhuyễn, toàn diện trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Đặc biệt những trận đánh của biệt động Sài Gòn vào các mục tiêu đầu não của địch trong đợt 1 của Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm chấn động cả nước Mỹ.

Những kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo công tác bảo đảm vũ khí cho biệt động thành chiến đấu là một mẫu mực trong thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng mà ngưòi tổ chức thực hiện trực tiếp là Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, nhân dân và các chiến sĩ biệt động Sài Gòn-Gia Định đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968.

Trong cuốn sách "Tết", nhà báo Mỹ Don Oberdoiíer, người được trực tiếp chứng kiến những ngày giao tranh khốc liệt củá Biệt động Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968 viết:

Tầm quan trọng đầy đủ về cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đang nằm ngoài tầm nhận thức của những người Mỹ; và dù đối với ai, cách suy nghĩ thế nào, cuộc Tổng  tiến công này vẫn là một sự kiện có tính chất bước ngoặt, một trong những bước ngoặt lớn của thời đại chúng ta.”

Thành phố Sài Gòn trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Bài học lịch sử từ Xuân Mậu Thân 1968

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đánh dấu một bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Lần đầu tiên, ta đã tổ chức và phát động một cuộc tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn vào các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được bất ngờ đến giờ nổ súng".

Thành công trong Tết Mậu Thân của ta về giữ bí mật toàn bộ ý định, hoạt động cho đến khi nổ súng đã góp phần làm cho địch bị bất ngờ lớn và đương nhiên là một đảm bảo cho chiến thắng của ta cả về chiến lược, chiến dịch và chiến đấu.

Bất ngờ trong xác định chủ trương chiến lược của Đảng đề ra tổ chức chỉ đạo, bố trí quy mô lực lượng đến mục tiêu và thời điểm tiến công để phát huy cao nhất một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự.

Có thể nói, tất cả sáng tạo trong chiến lược, chiến dịch và chiến thuật tổ chức cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là kết tinh từ nghệ thuật đánh giặc của ông cha qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tô thắm truyền thống và bài học "dựa vào dân” của dân tộc ta.

Bài học lớn của Mậu Thân là biết dựa vào dân, dựa vào tai mắt, sự gan dạ, sáng tạo của dân. Dựa vào căn cứ lòng dân, các lực lượng đã đột nhập, ém quân vào thành phố cùng với sự phối hợp của lực lượng tại chỗ, sẵn sàng cho giờ nổ súng.

Để có được kết quả trên, trong suốt quá trình chỉ đạo, Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn - Gia Định luôn bám sát sự chỉ đạo của Đảng, dựa vào nhân dân đã xây dựng lực lượng chiến đấu tại chỗ, hậu cần, kỹ thuật bảo đảm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Chính nhờ dựa vào dân, biết phát huy sức mạnh to lơn của nhân dân trong công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ nên các lực lượng biệt động mới có thể duy trì và mở rộng được hoạt động chiến đấu trong thành phố, khiến kẻ thù luôn mất ăn, mất ngủ.

Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, khi là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, từng nêu rõ: "Nếu chúng ta biết rằng một cái hầm nuôi giấu cán bộ, cất chứa vũ khí đào ngay trong lòng thành phố vừa khó khăn, vừa nguy hiểm đến chừng nào đối với bản thân và gia đình người dân dưới chế độ Mỹ Ngụy, thì chúng ta mới hiểu tầm vóc cách mạng của nhân dân sống trong lòng địch”.

Thắng lợi nào cũng có sự hy sinh, tổn thất. Đó là sự thật lịch sử khách quan. lịch sử cho ta những bài học quý giá. Bài học từ sự thành công của Tổng tiến công Mậu Thân được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến sau đó là sự sáng suốt, táo bạo tìm ra hướng tấn công mới; bí mật, bất ngờ tạo nên sức mạnh mới trong tương quan lực lượng, trong khó khăn thử thách.

Đánh vào đầu não của địch sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược, và thực tế đợt 1 của cuộc Tổng tiến công đã giành thắng lợi lớn.

Những tổn thất của sự kiện Mậu Thân 1968 cũng cho ta bài học về nhận định, đánh giá phải chuẩn xác; phương châm, giải pháp phàì phù hợp, không duy ý chí, chủ quan. Mục tiêu của Tổng tiến công và nổí dậy Mậu Thân 1968 được đặt ra quá cao, không phù hợp với tương quan lực lượng lúc bấy giờ.

Sự phối hợp giũa lực lượng biệt động đánh các mục tiêu và các “thê đội 2” của Thành đoàn, các tiểu đoàn mũi nhọn của các phân khu có nhiệm vụ tiếp ứng đã không thực hiện được, làm cho lực lượng biệt động phải chịu tổn thất gần như hoàn toàn khi giữ vững mục tiêu lâu hơn rất nhiều so với dự  tính là 2 giờ.

Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 cũng đã khẳng định lòng yêu nước của nhân dân miền Nam và Sài Gòn-Gia Định. Lòng yêu nước đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam cần được phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.

50 năm đã trôi qua nhưng tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn tiếp tục cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng đất nước.

Những giá trị lịch sử và bài học của cuộc Tổng  tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 phải được thường xuyên nhắc nhở và trân trọng.

Bản hùng ca của Xuân Mậu Thân 1968 đã đi vào bất tử trong lịch sử kháng chiến của dân tộc ta.