Cách chăm sóc cây tóc thần vệ nữ trong nhà thanh lọc không khí, ngon giấc mỗi đêm

(VOH) - Thích sống ở vùng ẩm lạnh, mọc dại ven bờ suối, nhờ vẻ ngoài trang nhã, sang trọng tóc thần vệ nữ dần được đem vào trồng trang trí trong nhà. Vậy trồng tóc thần vệ nữ có dễ không?

Với vẻ ngoài mềm mại, mướt xanh, tóc thần vệ nữ từ lâu đã là loài cây được trồng làm cảnh ở hòn non bộ, trồng trong chậu để trang trí bàn học, bàn làm việc, trang trí nhà, sân vườn,… và cắt lấy lá để cắm hoa.

Người ta yêu thích loài cây này vì vẻ ngoài thanh thoát, hoang dại của nó mà ít ai biết rằng nó còn có công dụng thanh lọc không khí rất đáng để trồng trong nhà. Hôm nay, chúng ta cùng khám phá những điều đặc biệt về loài cây mang cái tên huyền bí này nhé!

cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh
Tóc thần vệ nữ có vẻ ngoài trang nhã, sang trọng

1. Đặc điểm cây tóc thần vệ nữ

1.1. Tên gọi cây tóc thần vệ nữ

  • Tên gọi khác: Cây tóc vệ nữ, cây tóc tiên, cỏ dây thép
  • Tên tiếng Anh: Maidenhair, Trailing maidenhair
  • Tên khoa học: Adiantum capillus-veneris
  • Họ: Nguyệt xỉ (Adiantaceae)
  • Nguồn gốc: Tóc thần vệ nữ bắt nguồn từ châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Á.
  • Phân bố: Hiện nay cây được trồng rộng rãi ở Việt Nam và Trung Quốc.

1.2. Hình dáng cây tóc thần vệ nữ

  • Thân: Cây thân rễ mọc bò, dài, phủ nhiều vẩy rất mỏng, thấp, nhỏ, tán xòe, xum xuê.
  • Lá: Lá hình tam giác thuôn có ba bốn rãnh nhỏ phía cuối, mỏng, nhỏ, màu xanh nhạt. Cuống đen bóng.
  • Cành: Cành dài màu như sợi dây thép, lá mọc xòe ra xung quanh như chiếc quạt.
cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-1
Tóc thần vệ nữ được trồng rộng rãi ở Việt Nam và Trung Quốc

Xem thêm: Trồng cây hoa dành dành vừa tô điểm bàn làm việc lại tỏa hương thơm ngạt ngào giúp thanh lọc không khí

2. Tác dụng thanh lọc không khí của cây tóc thần vệ nữ

Nhắc đến cây tóc thần vệ nữ, ngoài công dụng trang trí tạo nên sự sang trọng, trang nhã nó còn là một loại cây giúp thanh lọc không khí, cải thiện môi trường sống.

Tóc thần vệ nữ có khả năng hấp thu các chất khí có hại trong môi trường như Aldehyde formic giúp không gian thoáng mát, trong lành, nếu đặt trong phòng ngủ còn giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Xem thêm: Tự trồng cây xô thơm để xông nhà thanh tẩy không khí 94% rất đơn giản

3. Cách chăm sóc cây tóc thần vệ nữ

3.1. Đất trồng

Cây tóc thần vệ nữ rất dễ chăm sóc và thích nghi với nhiều loại đất. Tuy nhiên, môi trường đất tốt nhất cho cây tươi tốt chính là đất có tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều canxi, thoát nước tốt, chẳng hạn như các loại đất cát chứa vôi.

3.2. Ánh sáng

Tóc thần vệ nữ là cây ưa bóng, không chịu được ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp, nếu ánh sáng quá mạnh cây dễ bị khô vàng và chết khô.

Có thể trồng cây ở nơi thiếu sáng, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng cường độ thấp để cây không còi cọc, lá cũng mập mạp hơn.

3.3. Nhiệt độ

Cây ưa ấm áp nhưng cũng có thể chịu được rét lạnh, mùa đông đến chỉ cần giữ nhiệt độ cho cây trên 5 độ C là được.

Nhiệt độ phù hợp nhất để cây phát triển tốt là 15 độ C.

cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-3
Tóc thần vệ nữ ưa bóng râm và không chịu được ánh nắng gay gắt

3.4. Độ ẩm

Cây ưa ẩm, có yêu cầu tương đối cao về độ ẩm trong không khí, do đó nên thường xuyên phun sương xung quanh tán cây.

Bạn cũng có thể đặt một khay nước bên dưới chậu cây để giúp tăng độ ẩm xung quanh cho cây.

3.5. Tưới nước

Cây thích ẩm mát, do đó cũng cần được tưới nước thường xuyên đặc biệt là trong mùa phát triển. Hãy quan sát khi thấy đất khô thì tưới ngay.

Khi tưới không nên để nước ứ đọng vì dễ khiến gốc cây bị thối rữa, úng.

3.6. Bón phân

Trồng cây tóc thần vệ nữ không đòi hỏi bón phân thường xuyên. Khi thấy mầm cây phát triển không tốt bạn có thể bổ sung thêm phân đạm là được.

3.7. Sâu bệnh

Một số loại bệnh thường gặp ở cây tóc thần vệ nữ là bệnh côn trùng vảy sắt và bệnh bọ chét:

  • Côn trùng vảy sắt (thường xuất hiện ở những khóm cây không thoáng gió): Phun dung dịch Malathion 50% pha loãng với tỷ lệ 1:1.200, mỗi tuần phun 1 lần, phun 2 – 3 lần là được.
  • Bọ chét (thường xuất hiện ở lá non): Chỉ cần bắt chúng đi. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến cây và môi trường.

Xem thêm: Cách trồng thiết mộc lan nở hoa, thanh lọc không khí, thu hút tiền tài

4. Nhân giống cây tóc thần vệ nữ

Tách gốc là phương pháp nhân giống chủ yếu của tốc thần vệ nữ.

  • Thời điểm thích hợp: Mùa Xuân
  • Cách tách gốc: Đào lấy gốc trong chậu, lấy hết đất cho sạch. Tách gốc lớn thành nhiều cụm nhỏ và chia ra trồng vào nhiều chậu.

5. Hình ảnh cây tóc thần vệ nữ

cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-4
Tóc thần vệ nữ thích vùng ẩm lạnh
cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-5
Cây vốn mọc dại ven bờ suối tạo thành những thảm xanh bắt mắt
cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-6
Tóc thần vệ nữ dần trở thành cây cảnh được yêu thích
cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-7
Cây thường được trồng trong nhà giúp không gian thêm trang trọng, thanh lịch
cach-trong-va-cham-soc-cay-toc-than-ve-nu-voh-8
Ngoài làm cảnh tóc thần vệ nữ còn có tác dụng thanh lọc không khí

Tóc thần vệ nữ là loài cây mọc ven sông suối, không khó trồng. Cây có vẻ ngoài trang nhã, thanh thoát, lại có khả năng thanh lọc không khí. Do đó hãy trồng một cây trong phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, trên bàn bàn việc,... để vừa trang trí vừa giúp tinh thần sảng khoái bạn nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Xem thêm: