Hướng dẫn cách uốn cây cảnh kiểu bonsai đầy nghệ thuật

Đối với những người yêu thích nghệ thuật bonsai cách uốn cây cảnh là một trong những kĩ thuật quan trọng. Vậy cách uốn như thế nào và thời gian uốn khi nào thích hợp.

Ngày nay, uốn cây cảnh trở thành xu hướng của thời đại. Để cây trồng được đẹp và mang tính nghệ thuật, người chơi có rất nhiều cách uốn cây cảnh độc đáo. Không những vậy, nghệ thuật uốn cây cảnh giúp chúng ta phục hồi lại những cây già cỗi. Hay phục hồi lại giá trị của những thân cây chết. Ngoài ra, đối với mỗi loại cây trồng sẽ áp dụng những cách uốn và thời gian thích hợp. Hãy tìm VOH tìm hiểu về cách uốn cây cảnh ngày nay nhé.

voh.com.vn-cach-uon-cay-canh-1

Nghệ thuật uốn cây cảnh độc đáo và sinh động

Dụng cụ chuẩn bị uốn cây

Trước khi bắt tay vào uốn cây, người chơi cần tỉa lá và cành song song hoặc không đều nhau. Để cây cảnh có nét thẩm mỹ cao, chúng ta cần loại bỏ những cây không cần thiết và gây trở ngại cho việc uốn cành. Những cành đã rũ xuống, gối lên nhau hay đối xứng đều nên loại bỏ. 

Sau khi tỉa lá và cành, việc tiếp theo chúng ta cần làm đó là chuẩn bị dụng cụ để tạo dáng cho cây. Tùy theo từng cách uốn cây cành mà chúng ta chuẩn bị các dụng cụ phù hợp. Nhưng có một số dụng cụ cơ bản cần có đó là kéo cắt tỉa. Sau đó chúng ta cần chọn dây uốn cành phù hợp.

Hai loại dây thông dụng trong uốn cây cảnh đó là dây đồng và dây kẽm. Thông thường người ta sẽ dùng dây đồng tái chế từ động cơ hoặc dây chì bởi giá thành khá rẻ và có thể tái sử dụng. Chúng ta cũng có thể dùng dây vải. Dù có thể tránh ánh sáng mặt trời nhưng khá hạn chế sử dụng. Bởi loại dây dễ gây ẩm mốc vào mùa mưa. Đặc biệt, trong uốn cây cảnh không nên sử dụng dây chì bởi loại dây này sẽ phản ứng với nhựa cây khi bị gỉ sét. Điều này sẽ khiến cây cảnh bị chết bởi chất độc. 

voh.com.vn-cach-uon-cay-canh-2

Sử dụng đúng loại dây và cách uốn cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt

Thời điểm uốn cây cảnh

Khi cây bước vào thời kì phát triển nhất chính là thời điểm thích hợp để uốn cây. Bởi vì tại thời điểm này sẽ nhanh phục hồi nhất. Không nên uốn cây khi lá còn non hay thân cành chưa đến thời điểm thu nhựa.

Thông thường nhiều người chọn uốn cây theo mùa nhưng trên thực tế quan điểm này khá sai lầm. Để uốn cây được đẹp và phát triển tốt cần chú trọng vào sức khỏe của cây tại thời điểm uốn. Cần lặt hết lá đối với những cây có tuổi thọ cao và lặt nửa số lá hay những lá giá đối với cây non. Những cây thân mảnh hay thân leo không nên lặt lá khi uốn bởi vì dễ làm da vỡ nước. 

Sau đó tùy theo từng loại cây chúng ta sẽ chọn thời điểm thích hợp. 

  • Cây xanh quanh năm: Đối với loại cây này bạn có thể uốn cây bất cứ thời điểm nào trong năm. Riêng đối với cây tùng hay một số cây lá kim sẽ uốn cây vào thời gian chồi cây sắp bung và không được lặt lá hay thay chậu trước khi uốn.
  • Cây rụng lá theo mùa: Uốn cây trước khi cây đâm chồi bởi những tổn thương gây ra sẽ được phục hồi. Và khi lá cây chuyển sang màu vàng thì sẽ lặt hết và bắt đầu uốn.

voh.com.vn-cach-uon-cay-canh-3

Cây cảnh được uốn mang lại giá trị nghệ thuật cao

Cách uốn cây cảnh

Đầu tiên, chúng ta cần xác định hình dáng để tạo cây và chọn một phương pháp phù hợp. Chúng ta sẽ một số cách uốn cây cảnh sau:

  • Dùng dây kim loại: Cắm một đầu dây kẽm vào mâm cây để tạo điểm cố định. Bước tiếp theo chúng ta sẽ uốn thân cây trước rồi uốn đến cành chính. Bước tiếp theo uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây, uốn từ cành lớn đến cành nhỏ. Đường quấn chéo ở góc 45 độ so với trục thẳng đứng của thân. 
  • Nối các nhánh và thân cây cho phép người thiết kế cây cảnh tạo ra mẫu mà người chơi  mong muốn và thực hiện các vị trí chi nhánh và lá chi tiết.
  • Kẹp bằng các thiết bị cơ khí để tạo hình thân cây và cành cây.
  • Ghép vật liệu trồng mới (thường là chồi, cành hoặc gốc) vào một khu vực được chuẩn bị trên thân cây hoặc dưới vỏ cây.
  • Sử dụng sự rụng lá như một cách cung cấp những tán lá ngắn trong thời gian ngắn cho một số loài cây rụng lá.

Cây nhỏ được trồng trong chậu, như cây cảnh đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Những khác biệt kích thước này ảnh hưởng đến sự trưởng thành, thoát hơi nước, dinh dưỡng, kháng sâu bệnh và nhiều khía cạnh khác của sinh học cây. Duy trì sức khỏe lâu dài của cây trong thùng chứa đòi hỏi một số kỹ thuật chăm sóc chuyên dụng:

  • Việc tưới nước phải thường xuyên và phải liên quan đến yêu cầu của các loài cây cảnh đối với đất khô, ẩm hoặc ẩm ướt.
  • Việc thay chậu phải diễn ra theo các khoảng thời gian được quyết định bởi sức sống và tuổi của mỗi cây. Cây, cùng với tất cả đất của nó, nên được đưa ra khỏi chậu. Phần đất bên ngoài và phần dưới của khối rễ của cây nên được loại bỏ bằng cách xới đất, tỉa bớt rễ. 
  • Sau đó, một lớp sỏi nhỏ được đặt dưới đáy chậu cho mục đích thoát nước. Trên cùng của sỏi này được đặt đất mới. Đặt một lớp đất thoát nước tốt, đủ để nâng cây lên độ cao trước đó trong chậu. Sau khi đặt cây trở lại vào chậu, khu vực bị bỏ trống bởi khối rễ được cắt tỉa nên được lấp đầy bằng đất tươi. Đất tươi này nên được làm việc xung quanh và dưới khối rễ theo cách để tránh để lại bất kỳ túi khí nào. Sau khi thay chậu, cây cảnh của bạn cần được tưới nước kỹ lưỡng. Rêu hoặc các lớp phủ mặt đất khác có thể được sử dụng để phủ lên bề mặt chậu để giúp chống xói mòn đất khi tưới nước.
  • Các công cụ đã được phát triển cho các yêu cầu chuyên biệt của việc duy trì cây cảnh.
  • Thành phần đất và phân bón phải được chuyên biệt hóa theo nhu cầu của từng cây cảnh, mặc dù đất để trồng hầu như luôn luôn là một hỗn hợp lỏng. Phân bón nên được áp dụng ít nhất mỗi tháng một lần trừ mùa đông. Cây cảnh của bạn cũng sẽ đáp ứng tốt với việc cho ăn qua lá, với một loại phân bón hòa tan trong nước được áp dụng mỗi tháng dưới dạng phun.
  • Mỗi loài cây sẽ có điều kiện ánh sáng khác nhau do đó vị trí đặt chậu cây cảnh cũng khác biệt.
  • Cần chú ý sâu bệnh và bệnh cây để kịp thời chữa bệnh. Tránh cho cây phát triển yếu hay chết cây.

Cách tháo dây sau khi uốn cành

Chúng ta sẽ bắt đầu tháo dây từ ngọn trở về gốc. Khi dây ăn hơn ⅓ đường kính vào vỏ thì đây là thời điểm thích hợp để tháo dây. Vì lúc này cây đã định hình được kiểu dáng. Nếu bạn tháo dây quá muộn, sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi vết hằn sâu vào thân. Vết hằn này rất khó khắc phục.

voh.com.vn-cach-uon-cay-canh-4

Tháo dây cũng là bước quan trọng trong quy trình uốn cây cảnh

Ngày nay, cách uốn cây cảnh không chỉ là một kĩ thuật thông thường trong việc trồng cây. Cách uốn cây cảnh đã trở thành nghệ thuật và tạo giá trị cao trong đời sống con người. Để biết thêm về các loại cây cảnh hãy đón đọc các số tiếp theo của VOH Online nhé. 

Nguồn ảnh: Internet

Cách trồng và chăm sóc hoa trạng nguyên - Biểu tượng của sự thành đạt Hoa trạng nguyên ngoài màu đỏ còn có thêm màu trắng và hồng nhưng không được bán phổ biến như màu đỏ.
Cách trồng và chăm sóc hoa chuông xanh Đi dọc các cánh rừng mưa nhiệt đới ở châu Âu, không khó để phát hiện ra một loài hoa với sắc xanh tím nổi bật - hoa chuông xanh.