Tìm hiểu về ý nghĩa và cách chăm sóc cây hồng môn

Cây hồng môn không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy may mắn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về loài hoa này qua bài viết sau nhé. 

Cây hồng môn được phát hiện ở Colombia vào năm 1876. Hiện nay, loài cây này được nhiều người thích dùng để trang trí nhà cửa, văn phòng bởi màu lá xanh mướt và sắc hoa đỏ vô cùng rực rỡ. Đồng thời, hồng môn cũng rất dễ chăm sóc và mang đến nguồn sinh khí tốt cho người trồng. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách chăm sóc cây cụ thể hơn nhé. 

Ý nghĩa của cây hồng môn trong đời sống 

Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium scherzerianum, thuộc họ Ráy. Cây được phát hiện vào năm 1876 ở Colombia với các tên gọi khác nhau như: môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Vậy loài cây này có ý nghĩa gì?

voh.com.vn-cay-hong-mon-2

Hồng môn nổi bật với hình trái tim đầy ý nghĩa sâu sắc

Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn

Hoa hồng môn nổi bật với hình trái tim đầy ý nghĩa sâu sắc. Với màu đỏ rực rỡ như ngọn lửa đang bùng cháy, kết hợp phần nhụy vàng sáng chói. Hồng môn đỏ mang ý nghĩa biểu tượng của một tình yêu nồng cháy và sự nồng ấm từ sâu trong tim. 

Bên cạnh đó, màu đỏ còn tượng trưng cho tài lộc, may mắn và bình an, mang đến cho gia chủ cuộc sống bình yên nhất. Ngoài ra, hồng môn còn có các màu sắc khác như: cam, trắng, xanh lá cây, hồng...với ý nghĩa phong thủy đa dạng. 

Những điều thú vị về cây hồng môn 

Hồng môn là cây thân thảo sống lâu năm, thân ngắn và thường mọc thành bụi, được trồng nhiều trong các trang trại lớn ở Đà Lạt và Sapa. Đây là một trong những loài hoa đẹp, quyến rũ và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Bởi vậy, cây thường được trồng trong chậu để trang trí trong nhà, phòng làm việc hay để bàn ở cửa hàng…

voh.com.vn-cay-hong-mon-3

Hồng môn là cây thân thảo sống lâu năm

Cách trồng cây hồng môn

Hoa hồng môn thường được trồng trong các chậu nhỏ xinh hoặc trồng vào các bình thủy tinh để lộ ra bộ rễ và thân lá tuyệt đẹp. Tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần tuân thủ kỹ thuật trồng như sau: 

voh.com.vn-cay-hong-mon-4

Cách trồng cây hồng môn khá đơn giản

Nhiệt độ trồng cây hồng môn

Đặc điểm sinh thái của hồng môn là sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần, ưa thích nền khí hậu mát ẩm với nhu cầu tưới nước ở mức trung bình. Độ ẩm thích hợp nhất để cây phát triển tốt là từ 70 – 80% và nhiệt độ từ 18 – 20oC. Trường hợp, người trồng để chậu cây bị khô hạn trong thời gian dài thì màu lá sẽ nhạt, hoa nở không đồng đều. 

voh.com.vn-cay-hong-mon-6

Nhiệt độ trồng cây hồng môn là từ 18 – 20oC

Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng

Hồng môn ưa loại đất có nhiều phù sa, tơi xốp và không bón cục. Theo đó, bạn có thể trộn phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun...để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt hơn. 

Nếu muốn nhân giống, người trồng nên sử dụng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt. Đối với cây con tách từ cây mẹ phải được trồng sau 4 tháng trở lên và có ít nhất 4 lá. Chú ý, bạn cần dùng dao sắc tách cây con sát gốc, sau đó lấy rễ bèo tây bó lại và ươm một thời gian cho ra rễ rồi mới cho vào chậu. 

voh.com.vn-cay-hong-mon-6

Hồng môn ưa loại đất có nhiều phù sa, tơi xốp 

Những lưu ý khi trồng cây hồng môn

Mặc dù, hoa hồng môn mang đặc tính dễ chăm sóc, nhưng bạn cần phải trồng trong môi trường có nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Như vậy, chậu hoa mới phát triển nhanh, có màu sắc bắt mắt và nở đẹp đầy quyến rũ. 

Bên cạnh đó, loài cây này thường mắc phải một số bệnh như thối gốc, thối củ và thân, vàng lá do rệp...Do đó, để hạn chế các loại bệnh phát sinh gây hại cho cây, người trồng nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ nhằm duy trì sự thông thoáng. 

voh.com.vn-cay-hong-mon-7

Cần trồng ở nơi có nhiệt độ, ánh sáng thích hợp

Cách chăm sóc cây hồng môn

Khi chăm sóc hồng môn, bạn chỉ cần tưới nước 2- 3 lần/tuần, bởi nếu tưới quá nhiều sẽ dễ làm cây bị vàng lá và thối rễ. Ngược lại, nếu để cây khô thì màu lá sẽ nhạt và bị héo. Do đó, trường hợp quên tưới cây lâu ngày, bạn có thể đổ thật nhiều nước vào chậu rồi ngâm rễ cây trong khoảng 1 giờ. 

Bên cạnh đó, khi trồng hồng môn các bạn tuyệt đối không nên bón lót cho cây mà chỉ cung cấp lượng nước vừa đủ. Sau 2 tuần trồng ở nơi râm mát, hãy chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được 2 tháng thì bạn có thể tưới phân hoặc dùng phân động vật để tăng nguồn dinh dưỡng. 

Trong quá trình chăm sóc, bạn nên thường xuyên cắt tỉa bớt các là già, sâu bệnh và làm sạch cỏ khu vực xung quanh. Đồng thời, người trồng chú ý đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ nhằm tránh các bệnh gây hại. 

voh.com.vn-cay-hong-mon-8

Hồng môn chỉ cần tưới nước 2- 3 lần/tuần

Cây hồng môn có độc không

Hồng môn được biết đến là loài cây có tác dụng loại bỏ các loại khí độc hại như xylene, formaldehyde, toluene...Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc khi chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi. Vì vậy, khi vô tình nhai phải lá hoặc phần hoa của hồng môn đều dẫn đến tình trạng đau rát môi, miệng, lưỡi và cổ họng.

Thậm chí, người trúng độc còn gặp các phản ứng viêm cấp tính khiến phồng rộp và sưng các mô. Lúc này, bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. 

voh.com.vn-cay-hong-mon-9

Cây hồng môn có chứa độc nguy hiểm cho con người 

Như vậy, cây hồng môn hội tụ rất nhiều ưu điểm nổi bật, với ý nghĩa phong thủy tốt lành và rất dễ chăm sóc. Cây phù hợp với xu hướng của đời sống hiện đại và nhu cầu về bầu không khí trong lành. Nhờ đó, hoa sẽ tạo môi trường sống tốt, giúp học tập và làm việc sáng tạo hơn. 

Nguồn ảnh: Internet

Phương pháp trồng hành tây đơn giản ngay tại nhàHành tây trước nay chưa được trồng phổ biến trong vườn nhà. Tuy nhiên, hành tây rất dễ trồng và hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà để bổ sung vào nguồn rau sạch
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thần KỳCây Thần Kỳ là một loại cây cảnh được nhiều người ưa thích. Đặc biệt, cây còn cho trái và có thể chữa nhiều bệnh.