4.000 công nhân mỏ phải tạm nghỉ việc trong nhiều tháng do mưa lũ

(VOH) - Suốt những ngày qua, các địa phương phía bắc xuất hiện mưa to và lũ ống, lũ quét.

(Ảnh minh họa. Quốc Hùng/TTXVN)

Tại tỉnh Quảng Ninh, nơi xảy ra mưa lớn và gây thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân nhiều nhất trong đợt mưa lũ lớn nhất từ hơn 40 năm qua cũng đang được triển khai khắc phục bằng nhiều biện pháp cụ thể.

Các du khách bị mắc kẹt tại các đảo Cô Tô cũng đã đưa về đất liền an toàn. Lãnh đạo địa phương cũng đã tổ chức, thăm hỏi, động viên người dân, đặc biệt là gửi thư xin lỗi hàng ngàn du khách vì sự cố đáng tiếc xảy ra vừa qua. Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết phương án hỗ trợ người dân đến nơi an toàn.

Còn đối với hơn 4.000 công nhân mỏ của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN phải tạm nghỉ việc trong nhiều tháng tới do hầm lò khai thác than bị ngập khi đời sống của họ đang còn gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo Tập đoàn Than khoáng sản đang tìm nhiều biệt pháp sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, vấn đề mà cả nước đang quan tâm là ngành than tại Quảng Ninh đang bị thiệt hại đáng lo cho việc ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ điện ở nước ta. Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu.

Tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã xảy ra lũ ống kinh hoàng. Do lũ xảy ra bất ngờ đã tràn qua nhà, cuốn trôi hàng chục chiếc xe máy và đồ điện, đồ gia dụng của nhiều hộ gia đình. Ngay trong khi lũ ống xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống lũ bão tỉnh Điện Biên đã triển khai các phương án phòng chống và khắc phục hậu quả của trận lũ quét. Ông Nguyễn Văn Định, Chi Cục Trưởng chi cục Phòng chống lụt bão, thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Điện Biên cho biết.

Trong khi đó, tại Lai Châu, tình trạng mưa lũ cũng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân. Ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu nói.

Còn tại tỉnh Hưng Yên, tình hình mưa lớn cũng diễn ra khá phức tạp. Mưa lớn gây ngập lụt và sạt lở nhiều nơi. Các địa phương bố trí lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời với các tình huống xấu xảy ra. Ông Vũ Văn Hanh, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Hưng Yên nêu các biện pháp ứng phó.

Theo nhận định Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ đêm qua 1/8 đến ngày 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Dự kiến tổng lượng mưa trong cả đợt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ từ 50-150mm, riêng vùng ven biển Quảng Ninh đến Nam Định từ 100-200mm; khu vực Việt Bắc từ 100-300mm; khu vực Tây Bắc từ 200-300mm, có nơi trên 400mm.

Do mưa lớn nên dự báo từ nay đến ngày 4/8, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 5 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét. Đáng lưu ý là nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc đặc biệt là Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối; ngập lụt đô thị, đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.