Bình Chánh - ngày mới đổi thay

(VOH) - Chúng tôi về huyện Bình Chánh vào một ngày giữa tháng 8. Khác với hình dung của chúng tôi về một huyện ngoại thành, con đường lớn dẫn vào trụ sở ủy ban nhân dân huyện đã được mở rộng và khá khang trang nhưng gây ấn tượng nhất là Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao của huyện được xây dựng quy mô với đầy đủ các môn thể thao năng khiếu, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên tại đây.


Phối cảnh trung tâm hành chính huyện Bình Chánh.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta tự hào về truyền thống anh hùng của nhân dân nơi đây trong phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Ngay từ thế kỷ 19, nơi đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định cùng với nhân dân chống thực dân Pháp. Vào những ngày hè rực lửa cách mạng tháng 8 năm 1945, khu vực chợ Đệm là nơi được xứ ủy Nam kỳ tổ chức kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa. Còn khu di tích Láng Le - Bàu Cò thuộc huyện Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc huyện Bình Chánh, khi xưa là cánh đồng bưng rộng lớn trải dài trên các xã Tân Tạo, Tân Nhựt và Lê Minh Xuân. Ngày xưa, mùa nắng thì sình lầy nước đọng, mùa mưa nước láng mênh mông. Nơi đây đã đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca với các trận chiến oanh liệt, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của giặc Pháp trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng tháng 8.

Nhắc lại quá khứ anh hùng để thấy được những đổi thay trên vùng đất này từ những nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Bình Chánh. Tiếp chúng tôi là ông Đoàn Nhựt, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh. Vị Phó Chủ tịch trẻ này đã phấn khởi nói về những đổi thay của quê hương mình. Nhất là về kinh tế, ông cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện thực hiện được hơn 1,8 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với cùng kỳ. Ước giá trị sản lượng công nghiệp đến ngày 30/6 năm 2011 thực hiện hơn 2 ngàn tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ năm 2010. Doanh số thương mại - dịch vụ của huyện Bình Chánh cũng đã tăng cao, thực hiện hơn 2.300 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ nằm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện hơn 72 triệu USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2010. Trong ngành trồng trọt, đến nay, diện tích lúa hè thu gieo sạ là hơn 2 ngàn héc ta, đạt 100% kế hoạch, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2010. Diện tích thủy sản ước khoảng 733 héc ta. Ngoài ra, nông dân trong huyện còn có phong trào nuôi cá kiểng và nuôi tôm càng xanh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Về phương hướng phát triển huyện Bình Chánh, Phó Chủ tịch Đoàn Nhựt cho biết:

Chương trình xây dựng xã nông thôn mới tại xã Tân Nhựt đã bước đầu có hiệu quả. Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì xã Tân Nhựt đã thực hiện được 8 tiêu chí. Đó là đảm bảo các yếu tố quy hoạch, điện, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và an ninh trật tự xã hội. Từ nay đến cuối năm 2011, huyện sẽ hoàn chỉnh thêm 3 tiêu chí, đó là xây dựng chợ nông thôn, nhà ở nông thôn và xây dựng tiêu chí về môi trường. Ngoài xã Tân Nhựt, huyện cũng đã hoàn chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới tại các xã Bình Lợi, Qui Đức, Đa Phước và xã Bình Chánh, tiến đến áp dụng cho toàn địa bàn huyện vào những năm tiếp theo.Theo ghi nhận của chúng tôi, giờ đây, người nông dân đang được thụ hưởng những thành quả bước đầu của chương trình nông thôn mới. Trước hết là trạm y tế của xã Tân Nhựt được xây dựng khá khang trang và hiện đại. Nhìn từ bên ngoài, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi cơ sở này được xây dựng mới với lối kiến trúc hiện đại. Người dân ở đây tự hào về trạm y tế này cũng là điều dễ hiểu, bởi những thiết bị y tế mới, và khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao.

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện được quy hoạch đến năm 2025. Nhiều hộ dân sau khi được hỗ trợ vốn đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công. Trong đó có gia đình cựu chiến binh Nguyễn Thế Hùng, ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Vốn là một cựu chiến binh. Về hưu, gia đình ông Nguyễn Thế Hùng luôn trăn trở về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sau đó, ông đã bắt đầu chuyển đổi 6 công ruộng thành ao nuôi cá. Với cách làm này, gia đình ông đã thu hoạch được gần 18 tấn cá mỗi năm, cho thu nhập cao hơn nhiều so với cây lúa. Từ mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ông Nguyễn Thế Hùng, nhiều hộ dân trong xã Tân Nhựt đã tích cực làm theo. Đến nay, toàn xã có nhiều hộ dân có được thu nhập khá từ mô hình khép kín vườn - ao - chuồng. Nhờ đó, đời sống ngày càng được cải thiện.Nhiều hộ khác cũng đã có cuộc sống mới sung túc hơn khi thực hiện mô hình chuyển đổi như hộ của ông Hùng Nói về những đổi thay trên quê hương mình, ông Nguyễn Thế Hùng phấn khởi:

Một ngày mới đang đến trên quê huơng Bình Chánh - điểm son cách mạng trong những năm tháng chiến đấu oai hùng của miền Nam Thành đồng tổ quốc. Tiếp nối truyền thống anh dũng, bất khuất trong đấu tranh của cha anh.Trong quá trình xây dựng và phát triển ngày nay, nhân dân huyện Bình Chánh vẫn không ngừng lao động, sáng tạo, xứng đáng với danh hiệu cao quí mà đã được Nhà nước trao tặng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.