Cần nghiên cứu kỹ tính khả thi của Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội

(VOH) - Trong phiên thảo luận tại các tổ chiều qua 3/6, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến đóng góp cho Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 3.6  - ảnh: TNO

Ý kiến của nhiều đại biểu tán đồng với chủ trương của Chính phủ khi lập đồ án quy hoạch này. Đây là một đồ án lớn thể hiện định hướng và tầm nhìn lâu dài trong chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều con số trong đồ án làm cho các đại biểu tỏ ra băn khoăn.

Nhiều đại biểu cho rằng việc định hướng không gian đô thị; Số tiền và giai đoạn đầu tư quá lớn; Khu trung tâm hành chính quốc gia mới, Trục Thăng Long và Đài độc lập, các trục không gian Bắc- Nam, các định hướng phòng chống và thoát lũ, định hướng phát triển giao thông của đồ án cần có một giải trình rõ ràng và cụ thể.

Về trung tâm hành chính quốc gia theo đồ án quy hoạch sẽ nằm ở khu chân núi Ba Vì-tỉnh Hà Tây trước đây, có ý kiến đại biểu nhìn nhận: Trước hết, phải làm rõ Trung tâm hành chính quốc gia sẽ gồm những gì, trong khi Nhà Quốc hội ở Ba Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đang ở Mỹ Đình? Rất nhiều cơ quan cấp bộ như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…đã được cấp đất và đã hoặc đang chuẩn bị xây dựng, chuẩn bị hoàn thành. Những công trình trụ sở lớn, giá trị hàng trăm tỷ đồng ở nội thành mà chỉ để dùng trong vòng 20 năm là có khả thi hay không? Chẳng lẽ một đơn vị nào đó sau khi giải quyết toàn bộ những thủ tục ở khu vực nội thành hiện nay sau đó lại phải đi gần 30 cây số lên Ba Vì để xin một con dấu như vậy có lãng phí quá không.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào-Đoàn thành phố Hà Nội ủng hộ với bản thiết kế của Đồ án, nhưng cho rằng theo đồ án quy hoạch là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh-hiện đại là không thực tế vì chẳng ai có thể định nghĩa được quy hoạch thủ đô văn hiến là như thế nào? Theo đại biểu Đào thì đồ án chưa chỉ ra được nét đặc trưng của văn hóa Hà Nội trong tương lai theo tầm nhìn của Đồ án 40 năm sẽ là văn hóa Xứ Đoài thuộc Hà Tây cũ hay văn hóa Thăng Long Hà Nội? Góp ý thêm cho đồ án Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, nói:

Còn về vấn đề việc định hướng không gian đô thị, xây dựng vành đai xanh và quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, góp ý kiến:

Liên quan đến con số 90 tỷ USD tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ 2010 đến 2050, nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ cần tính toán kỹ hơn nữa. Phải căn cứ vào những công việc cần phải làm để đạt được mục tiêu của quy hoạch chứ không phải căn cứ vào những nội dung có thể làm được. Sự phù hợp của nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng để thực hiện Đồ án với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô trong các giai đoạn của quy hoạch. Vốn đầu tư cho hạ tầng để thực hiện Đồ án quy hoạch Thủ đô cần đặt trong cân đối vốn đầu tư tổng thể của cả nước cho các dự án, công trình khác như phát triển điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM. Về vấn đề này, đại biểu Chu Sơn Hà- Đoàn Hà Nội, nêu:

Đại biểu Nguyễn Thị Hà-Đoàn Hà Tĩnh tỏ ra băn khoăn việc phân bố dân cư theo như đồ án quy hoạch là không hợp lý và dẫn đến việc rất khó để nhận diện bộ mặt Thủ đô trong tương lại. Đại biểu Nguyễn Thị Vân-Đoàn Hà Tĩnh, góp ý thêm về vấn đề này:

Trong buổi làm việc sáng nay, các đại biểu sẽ thảo luận tại tổ để góp ý cho Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 66 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư./.

  Quốc Dũng