Cân nhắc nâng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi ?

(VOH) - Theo thống kê của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thời gian gần đây, số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm hơn 28% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%.

 

ĐBQH Trần Thị Diệu Thuý - đoàn TP.HCM, góp ý cho Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sáng nay 23/11. Ảnh: Quốc Dũng

Đứng trước thực trạng trên, nhằm bảo vệ trẻ em, dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi quy định chức năng của hệ thống bảo vệ trẻ em, các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ. Đây là nét mới trong dự thảo Luật sửa đổi, trong đó nêu rõ, trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc khỏi mọi hình thức bạo lực thể chất, tinh thần. Mọi hành vi bạo lực với trẻ em phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời, đảm bảo không gây thêm tổn hại cho trẻ em.

Thảo luận cụ thể dự án Luật này tại phiên làm việc sáng nay 23/11, các ĐBQH quan tâm về độ tuổi của trẻ em được quy định tại điều 1 của dự thảo Luật. Theo đó, nhiều ý kiến đồng ý nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi vì cho rằng, đây là nhóm tuổi nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ bị tác động,... nên cần được xã hội, gia đình chăm sóc tốt hơn, trang bị nhiều hơn các kỹ năng sống cần thiết. Đại biểu Phạm Thị Hồng Nga - đoàn TP.Hà Nội góp ý:

Tuy nhiên, có đại biểu băn khoăn về tính đồng bộ, chưa thống nhất về độ tuổi trẻ em trong luật này và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và đề nghị cần rà soát lại các quy định trong Luật Hình sự để tránh độ “vênh” . Có ý kiến cho rằng, quy định tuổi trẻ em dưới 18 tuổi sẽ khó khả thi trong thực tế bởi còn nhiều tập tục, sự việc liên quan đến độ tuổi này nhưng chúng ta chưa kiểm soát được. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - đoàn Bình Định :

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - đoàn TP.HCM nhìn nhận, việc quy định độ tuổi trẻ em dưới 18 tuổi là xung đột với Luật Thanh niên (quy định thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 - 30 tuổi). Luật chưa đề cập đến sự quan tâm, chính sách của Nhà nước, bộ, ngành với trẻ em khuyết tật, nhất là trẻ em nhiễm chất độc da cam, HIV; chính sách hỗ trợ với trẻ em tài năng trong trường học; trẻ em dân tộc thiểu số, vùng khó khăn,... Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy :

Về các hành vi bị cấm trong dự thảo Luật, đại biểu Ma Thị Thúy - đoàn Tuyên Quang :

Một số đại biểu cùng đề nghị, cần tiếp tục xây dựng mạng lưới công tác xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên chuyên trách công tác bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, dự án Luật cần quan tâm hơn việc bảo vệ trẻ em nhất là trẻ em gái trước các vấn đề phức tạp như: tảo hôn, lạm dụng tình dục, nạo phá thai,... Từ thực tế thể trạng của trẻ em nước ta, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, có đại biểu nêu rõ, chúng ta chưa quan tâm, chưa có nhiều thành tựu trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em,... Vì vậy, cần nghiên cứu để có những chương trình cải tạo giống nòi; chương trình rèn luyện kỹ năng sống, phòng, chống tai nạn cho trẻ em.

Trước đó, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật thống kê (sửa đổi), với 9 chương, 72 điều.