Cần quy định cụ thể những đối tượng phải chịu thuế môi trường?

(VOH) - Việc ban hành Bộ Luật về Thuế bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là rất cần thiết nó bảo đảm sự hài hào giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững của đất nước-Đây chính là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong buổi thảo luận tại các tổ vào chiều qua, góp ý cho dự thảo Luật này.

Nhiều ĐB QH lo ngại thuế môi trường áp dụng với xăng sẽ gây tác động tăng giá dây chuyền các mặt hàng thiết yếu - ảnh: L.Q.P  - TNO

Các đại biểu đều thống nhất phải sớm ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường, nhưng các ý kiến cũng chỉ ra rất nhiều lỗ hổng trong dự thảo Luật cần chỉnh sửa chính xác hơn trước khi trình ra Quốc hội thông qua tại kỳ họp này. 

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng-Đoàn TPHCM, cho rằng: Việc tờ trình nêu thực trạng ô nhiễm môi trường rất to tát, nào ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất do rất nhiều nguyên nhân như gia tăng nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, diện tích rừng suy giảm mạnh,... nhưng đối tượng để đánh thuế lại chỉ quy vào có 5 nhóm là: xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng là chưa xác thực. Danh mục các đối tượng phải chịu thuế môi trường còn thiếu quá nhiều thứ mà cụ thể là thuốc lá, chai nhựa,… sao không thấy có trong danh mục bị thu thuế? Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, góp ý kiến về vấn đề này:

Đại biểu Trần Hoàng Thám-Đoàn TPHCM chỉ ra rằng: “Hiện nay, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, mỗi ngày có hàng triệu máy lạnh họat động thải ra khí thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn chưa thấy cơ quan nào nghiêm cứu tác hại của loại khí thải này ảnh hưởng đến môi trường ra sao? Và sao loại khí thải này lại không bị đưa vào đối tượng phải chịu đóng thuế môi trường?”. Riêng với việc đánh thuế môi trường với thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng là không nên áp dụng vì đại biểu Trần Hoàng Thám, cho rằng:

Nhiều đại biểu tỏ ra quan ngại và "chưa yên tâm" khi nhìn nhận: Môi trường là vấn đề thời đại, tình trạng ô nhiễm đang "nóng" nên mới phải có thêm Luật thuế bảo vệ môi trường, vậy mà luật chỉ nêu 5 đối tượng chịu thuế là quá ít. Cũng có đại biểu cho rằng: Trước khi dự án Luật được ban hành cần phải nghiên cứu lại biểu thuế áp dụng trong Luật vì hiện việc áp thuế còn chung chung và cần nâng mức đánh thuế các đối tượng lên thật cao như góp ý của đại biểu Trần Thị Khánh-Đại biểu TP Hà Nội:

Về việc quy định phân biệt giữa phí và thuế. Ý kiến của đại biểu cho rằng: Phí đánh vào quá trình sản xuất chứ không đánh vào sản phẩm, nên nhà sản xuất sẽ phải trả. Còn thuế thì đánh vào người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nên nhiều sản phẩm sẽ chịu cả phí và thuế, như than chẳng hạn. Và dù là phí hay thuế thì đều là nguồn thu của nhà nước để khắc phục hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường, như vậy có thể phải thu cả 2 loại?

Trả lời cho những câu hỏi của nhiều đại biểu băn khoăn việc xăng dầu, than thuộc đối tượng chịu thuế nhưng đều là nguyên liệu đầu vào như vậy sẽ dẫn đến việc tăng giá thành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, khẳng định: Việc áp dụng giá thuế môi trường với xăng, dầu sẽ không làm giá cả 2 mặt hàng này tăng và khi dự án Luật này thi hành thì sẽ không còn thu phí xăng dầu như hiện nay đang thực hiện mà những khoản phí này sẽ được chuyển qua tính thuế theo như dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường đã quy định.

Trong phiên làm việc sáng nay 1/6, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường Đặng Vũ Minh trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật an toàn thực phẩm và sau đó các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật này./.

  Quốc Dũng