Chất thải y tế- vẫn chưa có giải pháp triệt để

(VOH) - Toàn quốc hiện có gần 200 lò đốt chất thải rắn y tế đang vận hành xử lý cho 73% số bệnh viện, nhưng trong số đó chỉ 1/3 lượng rác thải rắn y tế được đốt bằng lò hiện đại, còn lại thiêu ngay ngoài trời hay đốt trong các lò thủ công.
 
Một "lò" xử lý rác thải y tế lộ thiên (Ảnh: VTC )

Có đến 26% bệnh viên đang thực hiện chôn lấp chất thải rắn y tế trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác chung. Không chỉ vậy, việc vận chuyển rác từ bệnh viện đến địa điểm đốt thì nguy cơ lây lan mầm bệnh do không sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Ngay việc phân loại, xử lý chất thải y tế vẫn chưa được các bệnh viện quan tâm đúng mức, rác thải y tế còn lẫn lộn với rác thải sinh hoạt. Có đến hơn 70% các bệnh viện không có nhà lưu giữ chất thải y tế độc hại nên sau khi thu gom, rác thải được tập kết trên các sân bãi ngoài trời làm phát tán mùi hôi cũng như vi khuẩn gây bệnh. Điều này dẫn đến việc xử lý được chất độc này lại làm phát sinh các chất độc khác, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Ông Phạm Ngọc Minh, phó vụ trưởng cơ quan đại diện Bộ Khoa học & Công nghệ khu vực phía Nam phân tích:





Vấn đề đáng báo động hiện nay là ngày càng có nhiều cơ sở y tế, phòng khám bệnh viện tư ra đời mà vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải khép kín. Nước chưa qua xử lý xả thẳng vào các cống rãnh bốc mùi hôi thối, ô nhiễm cả mạch nước ngầm, nước sinh hoạt ngay trong khu dân cư. Những bệnh viện có xây dựng hệ thống xử lý nước thì đang ở trong tình trạng quá tải, do lượng bệnh nhân luôn vượt khả năng khám, chữa bệnh gấp nhiều lần. Nhiều bệnh viện trước đây chỉ tiếp nhận vài trăm lượt bệnh nhân/ngày, thì nay tăng lên từ 2.000 - 3.000 bệnh nhân, kéo theo lượng nước thải đã vượt xa công suất thiết kế của hệ thống. Theo BS.Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đa số hệ thống xử lý nước thải y tế của các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện thuộc trung ương chủ yếu xây dựng theo kiểu truyền thống sử dụng công nghệ sinh học thông thường và hiện đã xuống cấp trầm trọng. Qua khảo sát thực tế của một nhà cung cấp hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện lớn trong TP, ông Nguyễn Tịnh Hiếu- Trưởng ban điều hành Chợ Công nghệ và Thiết bị Thường xuyên TPHCM thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP đánh giá:




Sau khi tìm hiểu chúng tôi được biết khó khăn chung của các bệnh viện trong khâu xử lý nước thải như lời của đại diện một bệnh viện phụ sản lớn cho biết: mỗi ngày bệnh viện này xả ra môi trường khoảng 150m3 nước thải nhưng chỉ xử lý được hơn 50m3, vậy còn lại gần 100m3 thì đi đâu?




Riêng tại khu vực TPHCM, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trên địa bàn còn có hơn 7.200 cơ sở, phòng khám, 322 trạm y tế phường, xã và 4 bệnh viện trực thuộc Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải. Chỉ có 40 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép. Điều đáng lo ngại là các cơ sở y tế lại nằm ở khu vực đông dân cư sinh sống. Thậm chí nhiều cơ sở y tế có quy mô lớn như: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu Điện II, Bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Phụ Sản Quốc tế...dù đã trải qua nhiều lần kiểm tra, xử phạt đồng thời Sở Tài Nguyên Môi trường cũng đã đặt ra quy định lộ trình buộc các đơn vị phải nhanh chóng đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường nhưng cho đến nay tiến độ thực hiện vẫn rất chậm. Ông Trần Nguyên Hiền-Trưởng phòng quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường TP cho biết:




Theo quy định hiện hành, các cơ sở y tế phải xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động và nước thải y tế sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt. Hơn ai hết, các cơ sở khám chữa bệnh đều ý thức được mối nguy hại của rác thải y tế đối với cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhưng với lý do thiếu kinh phí, thiếu diện tích mà bỏ qua khâu hết sức quan trọng này. Trong khi đó bệnh viện không thể ngừng việc xả nước thải vì bệnh nhân vẫn phải vào viện, vẫn phải khám chữa bệnh, bệnh viện vẫn phải hoạt động và đương nhiên là vẫn xả nước thải ra môi trường.