Chính sách cho cán bộ phường xã còn nhiều tâm tư

(VOH) - &#7902; bài tr&#432;&#7899;c c&#7911;a lo&#7841;t bài <a target="_blank" href="http://www.voh.com.vn/news/NewsDetail.aspx?id=43759"> Chính sách cho cán b&#7897; công ch&#7913;c ph&#432;&#7901;ng, xã</a>, chúng tôi &#273;ã &#273;&#7873; c&#7853;p &#273;&#7871;n kh&#7889;i l&#432;&#7907;ng công vi&#7879;c n&#7863;ng n&#7873; mà các cán b&#7897; công ch&#7913;c ph&#432;&#7901;ng xã ph&#7843;i &#273;&#7843;m &#273;&#432;&#417;ng. Tuy nhiên, ch&#7871; &#273;&#7897; chính sách cho &#273;&#7897;i ng&#361; này hi&#7879;n nay ra sao. M&#7901;i b&#7841;n &#273;&#7885;c xem bài 2 c&#7911;a lo&#7841;t bài v&#7899;i nhan &#273;&#7873; Chính sách cho cán b&#7897; ph&#432;&#7901;ng, xã &#7903; Tp.HCM còn nhi&#7873;u tâm t&#432;.
Tiếp dân tại phường Bến Thành (quận 1, TP HCM). Ảnh: VNE

Theo Sở Nội vụ TPHCM, vướng mắc lớn nhất trong giải quyết chính sách cho cán bộ phường, xã ở TP hiện nay là về bảo hiểm xã hội đối với một số chức danh cán bộ cơ sở có quá trình công tác lâu năm. Trong tổng số 2.600 trường hợp tồn đọng về bảo hiểm xã hội thì Sở Nội vụ đã tích cực phối hợp với Bảo hiểm xã hội Tp.HCM để tháo gỡ, nhưng vẫn còn hơn 1.100 trường hợp bị “vướng” mà TP chưa biết giải quyết ra sao.

Điển hình như ở phường 11 quận 3, chị Trần Thị Thu Hà từ năm 1988 là Chủ tịch Hội phụ nữ ở phường. Do công tác tốt nên tháng 5 năm 1997 chị được Quận Ủy điều động về giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ của quận 3. Khi Nghị định 09 áp dụng từ 1/1/1998 truy xét thâm niên công tác cho cán bộ phường, xã để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội thì chị đã được chuyển công tác lên quận, không còn là cán bộ phường nên thời gian chị công tác 9 năm ở phường không được tính thâm niên. Đến đầu năm 2011 khi đủ tuổi nghỉ hưu, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của chị chỉ được tính từ năm 1997, tức là mới được gần 14 năm nên chị không được hưởng chế độ hưu trí!. Đến nay, dù đã 57 tuổi, lẽ ra phải được nghỉ ngơi, nhưng chị vẫn phải tìm cho mình một công việc tại một tổ chức xã hội để mưu sinh. Ngẫm lại chẳng đường 25 năm miệt mài với công tác phụ nữ ở địa phương mà chị Hà ngấn lệ:

Những vướng mắc như trường hợp của chị Thu Hà thật khó tin là nguồn cơn lại xuất phát từ một thông tư ra đời cách đây…40 năm. Khi áp dụng Nghị định 09 của Chính Phủ năm 1998 thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam lại dựa vào thông tư 13 của Bộ Nội vụ ra đời từ năm 1972 để thực thi. Theo đó, Bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết chế độ đối với những cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở cơ sở được quy định tại khoản a điều 15 của thông tư 13, chứ đối với những người làm công tác Đoàn thể nằm ngoài danh mục thì không thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Hơn 1.100 trường hợp đang vướng mắc về bảo hiểm xã hội của Tp là thuộc diện này. Chính vì điểm bất hợp lý đó mà có thời điểm, nhiều cán bộ công chức ở cơ sở công tác tốt nhưng khi được chuyển lên quận, huyện thì lại xin nghỉ việc. Đáng nói là hiện nay cách tính như vậy vẫn đang được áp dụng. Bà Trần Thị Thanh Nga - Phó Phòng Nội vụ quận 3 kiến nghị:
Một trăn trở khác là đối với những cán bộ công tác lâu năm là khi xếp lại lương theo nghị định 92 năm 2009 thì lương rất thấp như người mới vào làm việc. Bà Đoàn Thị Lành - Trưởng Phòng xây dựng chính quyền - Sở Nội vụ Tp cho biết:
Không chỉ gây thiệt thòi cho lớp cán bộ trước, mà có thể nói với chế độ đãi ngộ hiện hành thì không thu hút được đội ngũ kế thừa. Chị Bùi Thị Kim Dung - nhân viên tư pháp - hộ tịch phường Tân Thuận Đông, quận 7 công tác ở phường đã 7 năm nhưng hiện nay lương của chị chỉ tầm 2 triệu. Còn đối với chị Nguyễn Thanh Thủy - cán bộ địa chính- xây dựng phường Cô Giang, quận 1 thì: mặc dù những cán bộ trẻ có bằng đại học như chị được thành phố hỗ trợ khuyến khích thêm 1 tháng 700 ngàn đồng, nhưng với mức sống hiện nay thì cán bộ phường như chị cũng khó có thể sống bằng lương. Chị Thanh Thủy bộc bạch:

Nhìn chung thu nhập của đội ngũ cán bộ công chức phường, xã là thấp. Và trong cách tính lương còn phân biệt giữa đội ngũ cán bộ chuyên trách và không chuyên trách cũng gây không ít tâm tư. Theo quy định thì cán bộ không chuyên trách không có lương mà chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng tương đương 830 ngàn đồng hiện nay. Mặc dù Tp.HCM cũng đã có nhiều chế độ đãi ngộ khác cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách, nhưng cũng chưa tương xứng với những đóng góp của đội ngũ này đối với công việc vất vả ở địa phương. Ông Đặng Văn Thành - Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Thới An quận 12 cho biết: chỉ những cán bộ đã về hưu tiếp tục công tác ở địa phương với vai trò cán bộ chuyên trách được nhận hai đầu lương: cả lương hưu và lương công tác thì mới đảm bảo được cuộc sống.., còn đối với những cán bộ trẻ thì với mức lương như vậy cuộc sống vô cùng khó khăn.
Một vấn đề khó hiểu khác là theo quy định hiện hành, các chức danh như bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.. khi nghỉ việc không được hưởng trợ cấp thôi việc như công chức. Theo ông Huỳnh Thành Lập - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM thì: Phường, xã chính là môi trường để người cán bộ công chức rèn luyện trưởng thành, là nguồn nhân lực bổ sung cho cấp trên nhưng chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở còn quá nhiều bất cập. Ông Huỳnh Thành Lập nhấn mạnh:

Trách nhiệm cao nhưng thu nhập thấp là trăn trở chung của đội ngũ cán bộ công chức ở phường, xã hiện nay. Luật phải dựa vào thực tiễn nhưng dường như trong vấn đề này, phạm vi điều chỉnh của luật chưa cân nhắc kỹ đến đặc thù của những một đô thị đặc biệt đông dân cư. Thiết nghĩ, những bất cập này đang gấp rút đòi hỏi những biện pháp tháo gỡ về cơ chế từ Trung ương, bởi nó liên quan đến quyền lợi của hàng ngàn con người được xem là chủ chốt ở cơ sở phường, xã của một trung tâm kinh tế lớn nhất nước như thành phố Hồ Chí Minh.