Chuyên nghiệp hóa nghề giúp việc nhà

(VOH) - Mấy hôm nay, chị Trần Thị Nhi (Q Bình Thạnh) vất vả chạy ngược chạy xuôi để nhờ người quen tìm người giúp việc nhà.

Cận tết, công việc thì nhiều mà chồng phải đi công tác, hai đứa con nhỏ lại không ai đưa đón, cả tuần nay chị phải xin nghỉ ở nhà, nhưng nếu nghỉ kéo dài như vầy, “chắc phải bỏ việc luôn quá, tất cả cũng tại con bé giúp việc cũ của gia đình”, chị ngao ngán:

 Giúp việc nhà. Ảnh minh họa.

Câu chuyện dở khóc dở cười về người giúp việc như chị Nhi thì không hiếm, có trường hợp người giúp việc không hợp chủ khiến một tháng phải chạy "sô" đến năm địa chỉ khác nhau. Chính điều này đã khiến thị trường giúp việc gia đình luôn "cháy" trong khi nhiều người vẫn không có việc làm ổn định. Chị Trần Thu Phương (Quê ở Đắc lắc) cho biết, trong vòng 1 năm qua chị đã chuyển tới 4 người chủ vì những lý do như: không khéo chăm trẻ, chưa quen với đồ đạc trong nhà hoặc nấu ăn chưa đúng ý chủ…Hay như câu chuyện của chị Thu Hương ( Quê Quảng Ngãi) cũng vậy, trong 3 năm đi giúp việc nhà, chị đã ở cho 3 gia đình khác nhau, tưởng đã ổn định vì theo chị thì “quá tam ba bận”, nhưng giờ thì chị Hương đang thất nghiệp vì mới đây đã bị bà chủ đuổi ra khỏi nhà và không trả tiền lương chỉ vì chị nhất quyết xin phép nghỉ mấy ngày cuối tuần về thăm Mẹ đang nằm Bệnh viện. Vừa mất tiền lại chịu uất ức, chị bày tỏ:

Hiện nay, chưa có một thống kê nào của cơ quan chức năng về số lượng người giúp việc trong TP, tuy nhiên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc nhà của các gia đình ngày càng tăng, con số này dự đoán phải lên tới hàng chục ngàn người. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm việc làm của phụ nữ nông thôn hiện nay rất lớn, nhiều vùng nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, phụ nữ trên 30 tuổi hầu như khó có thể vào các nhà máy, họ đỗ dồn về các đô thị lớn để tìm việc làm, chiếm đa số là ghề giúp việc nhà vì công việc này theo họ nghĩ thì không đòi hỏi trình độ như các ngành nghề khác.
Thế nhưng suy nghĩ đó dường như đã quá cũ, thực tế là hiện nay ở phần lớn gia đình, người giúp việc giống như quản gia, được chủ nhà tin cậy giao hết nhà cửa, tài sản, con cái. Bản thân người giúp việc phải nỗ lực rất nhiều và không phải ai cũng có thể cáng đáng hết công việc và tìm được tiếng nói chung với chủ nhà. Theo Viện Gia đình và giới, nguyên nhân chủ yếu là do người lao động thiếu chuyên nghiệp, trình độ lại không có, cộng thêm sự dễ dãi trong cam kết, hầu hết các quy định về lương, thời gian làm việc đều là thỏa thuận miệng. Hiếm có trường hợp chủ nhà và người lao động làm hợp đồng lao động đã khiến cho mối quan hệ này bấp bênh, dễ đứt gãy.

Mới đây, Chính phủ đã giao cho Bộ LĐ-TB&XH xây dựng chính sách quản lý một cách thống nhất về lao động giúp việc và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12-2010. Mục tiêu cao nhất khi xây dựng Nghị định này là quản lý và bảo vệ lao động giúp việc gia đình, đưa mối quan hệ giữa chủ - người giúp việc vào hành lang pháp lý của pháp luật lao động với 4 vấn đề cần phải đưa vào dự thảo Nghị định đó là: Quy định “việc gia đình”, thời gian làm việc, tiền lương và hình thức quản lý. Bà Nguyễn Thu Thúy-Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới-gia đình-Phụ nữ và vị thành niên cho rằng, ngày nay người giúp việc đã trở thành một phần của cuộc sống đô thị, cần được công nhận và quản lý:
Xoay quanh nghị định này, có nhiều ý kiến cho rằng, để lao động giúp việc được trở thành một nghề chính thống, chuyên nghiệp, thì cần nâng cao nhận thức về học nghề và hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ lao động. Thời gian gần đây, ở TP Hồ Chí Minh có những công ty chuyên đào tạo những phụ nữ làm nghề giúp việc gia đình. Sau khóa học, những phụ nữ ấy được cấp chứng chỉ nghề hẳn hoi. Tuy nhiên, có một điều khó là những người đi giúp việc nhà thường có hoàn cảnh rất khó khăn, lại không có nhiều thời gian. Họ không dễ dàng gì để đến với những lớp học như thế. Ông Nguyễn Văn Trọng-Công ty TNHH Nghề Mới-một trong những công ty có dịch vụ đào tạo nghề giúp việc cho biết, hiện nay nhu cầu tìm người giúp việc có trình độ chuyên môn tăng cao, bởi vì:

Trong quá trình xây dựng nghị định trên, cơ quan soạn thảo đã gặp nhiều khó khăn do khái niệm lao động giúp việc gia đình chưa rõ ràng; loại hình lao động này ở Việt Nam có tính đa dạng, phức tạp và thiếu một bức tranh tổng thể; Bộ luật Lao động không coi giúp việc gia đình là lao động đặc thù. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế thì dù thế nào việc xây dựng một văn bản hợp lý nhằm bảo vệ an toàn cho người lao động giúp việc là hết sức quan trọng và là vấn đề bức thiết trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt cần có các điều khoản quy định ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các trung tâm giới thiệu lao động việc làm đối với các vụ việc phức tạp xảy ra giữa gia đình và người giúp việc, quy định ấy phải nhuần nhuyễn để không tạo rào cản đối với người lao động và người sử dụng lao động. Có như vậy, nghị định về người giúp việc mới thực sự đi vào cuộc sống và được mọi người chấp nhận.