Có chịu trách nhiệm hình sự khi người bị nạn bãi nại ?

(VOH) - Sau khi gây tai nạn giao thông (không làm thiệt mạng), người gây tai nạn đã bồi thường mọi chi phí điều trị và sửa chữa phương tiện cho người bị nạn. Người bị hại làm đơn xin không xử lý hình sự. Liệu như vậy, người gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm hình sự ?

Một vụ tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: internet

Theo Điều 202 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ :“Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1);  

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: “ Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” (điểm b khoản 2); 

“Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm” (điểm b khoản 2 Điều 202).

Với trường hợp nêu trên, người gây tai nạn vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Do đó, dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại vật chất, đồng thời người bị hại có đơn không xử lý hình sự nhưng người gây tai nạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc người gây tai nạn chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.  

CÁC THÍNH GIẢ TRÚNG GIẢI BÌNH ACQUY KHÔ ĐỒNG NAI DÀNH CHO XE MÁY KHI THAM GIA “TRÒ CHUYỆN CÙNG BÁC TÀI” Ngày 17/11/2015: 

- Anh Phong 016270660XX

- Anh Phước 09338969XX

* Một độc giả cho biết: tôi lưu thông trên đường mà không hề biết đèn hậu bị cháy, bị CSGT phạt, tôi có trình bày lý do khách quan nhưng CSGT vẫn không đồng ý. Xin hỏi, CSGT xử lý như vậy đúng không ?    

Luật Giao thông đường bộ quy định các phương tiện khi tham gia giao thông phải có đầy đủ thiết bị an toàn, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy, trước khi lưu thông, người điều khiển phải kiểm tra các thiết bị hệ thống đèn, đèn soi biển số, đèn phanh, đèn pha, đèn cốt phải đảm bảo an toàn.

Đèn báo hãm phía sau là để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông phía sau nhận biết khi bạn giảm tốc độ hoặc gặp sự cố bất ngờ để chủ động giảm tốc độ, tránh xảy ra va chạm cũng như tai nạn giao thông.

Trong trường hợp ô tô của bạn không có đèn báo hãm, các phương tiện lưu thông phía sau đang chạy với tốc độ cao sẽ là nguy cơ xảy TNGT bất cứ lúc nào.

Với trường hợp nêu trên, việc CSGT lập biên bản lỗi vi phạm là đúng quy định, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.