Đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn bệnh tay chân miệng

(VOH) - Chỉ mới hơn 2 tháng đầu năm, nhưng TPHCM có trên 930 ca tay chân miệng, trung bình 1 tuần có khoảng 140 ca nhập viện với 60% phường - xã TP đều có ca nhiễm loại bệnh này. Trên phạm vi cả nước, 2 tháng đầu năm 2012 đã có đến 8000 ca mắc tay chân miệng, tử vong 9 trường hợp.

Đây là những con số khiến ngành y tế càng thêm lo ngại không biết dịch bệnh sẽ diễn tiến trong năm nay như thế nào khi mà ngay từ đầu năm, tình hình đã không mấy khả quan.

BS Đặng Thị Thanh Tuyền khám và theo dõi một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức- Tuổi Trẻ
Trường mầm non Tuổi Thơ và Tuổi Ngọc trên địa bàn Quận 8 rải rác đã có vài ca tay chân miệng. Mặc dù công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường bằng Cloramin B đã được cả 2 phía y tế và nhà trường tiến hành rất khẩn trương nhưng tâm lý phụ huynh cũng rất lo sợ . Một phụ huynh có con học tại nơi này cho biết:
Hiện nay, nếu trong lớp mầm non hay nhà trẻ có ca bệnh xuất hiện lập tức bé sẽ phải cho nghỉ học, cách ly , công tác xử lý môi trường, khử khuẩn tại nơi có ca bệnh sẽ được tiến hành ngay. Tùy tình hình sau đó bệnh có tiếp tục phát sinh hay không mà nhà trường quyết định cho học sinh nghỉ hay tiếp tục học. Tuy vậy, theo bác sĩ Lê Thị Hồng Nga - khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm - trung tâm y tế dự phòng TP thì phụ huynh không nên quá lo.

Khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 mấy ngày nay đếu có số bệnh nhi tay chân miệng nội trú dao động từ 50 đến 60 ca. Nếu tại bệnh viện Nhi đồng 1 số bệnh nhi từ các tỉnh miền Tây chiếm nhiều hơn thì tại Nhi đồng 2, 80% là bệnh nhi của TP. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - bệnh viện Nhi đồng 1 - do đuôi dịch tay chân miệng năm ngoái còn đã lấn sang đầu năm 2012 và tình hình diễn biến cũng còn khá phức tạp. Việc phòng chống dịch bệnh tay chân miệng muốn hiệu quả rất cần sự phối hợp đồng bộ, cùng nhau phòng chống từ cộng đồng, người dân đến các ban ngành đoàn thể. Bác sĩ Đỗ Châu Việt - trưởng khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 nhìn nhận:
Ngay từ bây giờ, công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng rất cần được tiến hành khẩn trương. Tại cuộc giao ban y tế quận, huyện ngày 7/3, ngành y tế đã chỉ đạo 24 trung tâm y tế dự phòng vào cuộc, tiến hành ngay những biện pháp phòng chống hữu hiệu chủ yếu từ vệ sinh, khử khuẩn môi trường đến cung cấp cloramin B xử lý tại nơi có ca bệnh và những hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tại khu vực có phát sinh ca bệnh . Tuy vậy, chúng tôi thiết nghĩ , công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay bản thân từng hộ gia đình cũng nên ý thức, tiến hành thường xuyên , ngay cả khi không có ca bệnh thì mới hy vọng mầm bệnh sẽ không có điều kiện phát sinh. Trong tình thế hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể chống “dịch” ở thế chủ động nên khi có bệnh xuất hiện thì mới bắt đầu tìm cách phòng chống. Nói như bác sĩ Châu Việt, phòng chống tay chân miệng cần phải có sự hợp lực từ rất nhiều phía, trong đó cộng đồng và người dân đóng vai trò hết sức quan trọng.. Riêng về những thông điệp phòng bệnh, nếu thông suốt thì theo bác sĩ Lê Hồng Nga , chúng ta phòng bệnh rất dễ dàng: