Để công tác xã hội trở thành một nghề

(VOH) - Chị Nguyễn Thị Gái năm nay hơn 30 tuổi, đã làm ở trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình 10 năm nhưng vẫn chưa lập gia đình. Chị cho biết mình vốn là một cô bé mồ côi nên chị rất thương và đồng cảm với các mảnh đời bất hạnh ở đây.
Và chị nguyện ở vậy, không lập gia đình để dành toàn bộ thời gian chăm sóc cho các bé bị nhiễm HIV/AIDS. … Với đồng lương hiện nay, đời sống của những người làm công tác bảo trợ tại trung tâm còn nhiều khó khăn, chưa có chế độ cụ thể đối với cán bộ công nhân viên chăm sóc... Nhưng như chị Gái cho biết nếu có một chỗ khác trả lương cao hơn, chị cũng không muốn đi vì đã quá gắn bó với các bé ở đây:

Còn anh Nguyễn Thiên Hải, giáo dục viên ở mái ấm Ánh Sáng (Q.3) đã có đến hơn 10 năm gắn bó với mái ấm. Lúc đầu, mái ấm mới chỉ có 17 em trai vào ở nhưng không có giáo dục viên. Không chút suy nghĩ, anh Hải xin nhận việc. Lương hơn 700.000 đồng/tháng nhưng anh bảo: “không hề gì, bởi tôi còn nhận được gấp nhiều lần số tiền ấy, đó là sự trưởng thành, ngoan ngoãn của các em” :

Chấp nhận làm công tác xã hội

, họ đã đặt cái tâm trên cả sự vất vả, lương thấp, rủi ro cao nhưng công tác xã hội chưa được coi là một nghề chuyên nghiệp cũng chưa có hệ thống mã nghề, thang, bảng lương… đã ảnh hưởng không nhỏ công tác hỗ trợ và can thiệp kịp thời cho những đối tượng có hoàn cảnh bất hạnh.

Với công chúng yêu nhạc Trịnh Công Sơn thì cái tên Nguyễn Thế Vinh không còn xa lạ gì, anh là một nghệ sĩ khuyết tật vừa chơi ghita vừa thổi kèn hacmonica rất độc đáo Gần đây,  nghệ sĩ “một tay” -biệt danh của anh, đã xây dựng Cơ Sở nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương

(huyện Bến Cát, Bình Dương ). Tuy nhiên, khi cơ sở được xây xong thì anh Vinh đang đứng trước nỗi lo thiếu hụt người quản lí chuyên nghiệp nếu chỉ trông cậy vào đồng lương tình nguyện và không có một chế độ nào khác:

Một tin vui đã đến với những người có đam mê với công tác xã hội, đó là: Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyt   vào tháng 3/2010 và có hiệu lực triển khai từ 10/5/2010. Mục tiêu chung của Đề án là phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam với tổng kinh phí thực hiện Đề án hơn 2.3

00 tỷ đồng. Đề án được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 2010-2015, sẽ tập trung đào tạo chuyên môn, xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội. Giai đoạn 2016-2020, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng. Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%, hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Từng là một thủ lĩnh Đoàn thanh niên, luôn đi đầu trong các hoạt động Xã hội, ước mơ sẽ trở thành một người chuyên làm về công tác xã hội, nên đối với Nguyễn Ngọc Thùy Dương-Sinh viên trường ĐHKH-XH & NV thì tin vui trên là không gì có thể diễn tả được:

Không chỉ Thùy Dương, mà nhiều người đã-đang gắn bó với công việc này cũng có những niềm vui như thế.  Theo TS Lê Hải Thanh -Trưởng Bộ môn công tác xã hội-Trường ĐH KH XH và NV muốn công tác xã hội trở thành một nghề được công nhận trong xã hội, ngoài sự hỗ trợ tích cực từ các chính sách, bản thân mỗi người làm công việc này cần phải có cái tâm rất lớn thì mới gắn bó lâu dài được với nghề:

Hiện nay cả nước có  khoảng 23 trường đại học, cao đẳng đang tham gia đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm hơn 1. 000 người. Riêng trong năm 2009, đã có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân công tác xã hội trên cả nước, đây được xem là lực lượng được đào tạo chuyên nghiệp về công tác này. Chưa bao giờ hết khó khăn, nhưng cũng chưa bao giờ lùi bước là tâm niệm của những người làm công tác xã hội ... Nguyện vọng lớn nhất của họ là được thừa nhận công tác xã hội là một nghề trong xã hội. Giờ đây, nguyện vọng đó của họ đang đến rất gần.