Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội

(VOH) - Chiều 28/5, Quốc hội làm việc tải tổ, thảo luận về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo các đại biểu, Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của cơ quan dân cử. Mặc dù vậy hoạt động của Quốc hội cũng còn không ít hạn chế.

Theo quy định, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, giám sát, theo dõi việc thực hiện kiến nghị của cử tri. Mặc dù vậy, đôi khi đại biểu Quốc hội bị mất lòng tin vì các cơ quan thẩm quyền thiếu trách nhiệm. Đại biểu Võ Thị Dung giải bày:

 

 Để đảm bảo hoạt động của mình, Quốc hội đã cải tiến một số nội dung hoạt động. Chẳng hạn tăng đại biểu chuyên trách. Việc có đại biểu chuyên trách sẽ có thêm thời gian bám sát các hoạt động của Quốc hội nhiều hơn. Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Du Lịch, thực chất đại biểu chuyên trách giống một chuyên viên hơn, đại biểu phải làm tất cả các khâu, phải tự “moi” thì mới có việc để làm. Đại biểu Trương Thị Ánh, TPHCM thì lo bộ máy phình ra:

 

Riêng vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hay phê chuẩn, nhiều đại biểu khẳng định đây không phải là cải tiến mà quy định này đã có từ lâu tại vì chúng ta không làm. Nếu người nào không vượt qua lần bỏ phiếu thứ nhất là phải bỏ phiếu tín nhiệm ở kỳ họp tiếp theo chứ không thể để kéo dài. Thậm chí đại biểu Phạm Khánh Phong Lan còn kiến nghị chỉ bỏ phiếu tín nhiệm một lần, nếu không đạt phải từ chức.

Trong khi đó nhiều đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong cách làm luật của Quốc hội. Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, TPHCM cho rằng, nếu không thay đổi thì chất lượng làm luật không được cải thiện. Đại biểu này dẫn chứng, mối quan hệ giữa cơ quan thẩm tra luật với cơ quan soạn thảo là chưa nhịp nhàng. Muốn thẩm định chất lượng thì cần có hội thảo, thu thập ý kiến mới có thể thẩm định chính xác nhưng cơ quan thẩm định rất hời hợt, thẩm định không sâu sắc.

ĐB Đặng Thành Tâm.

Theo cách mà lâu nay Quốc hội vẫn làm, một Dự luật trước khi được thông qua Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận 2 lần, một tại hội trường và một tại tổ. Nhưng lần thảo luận thứ nhất thường làm cho có. Vậy từ khi  Luật ra đời thường không cụ thể, khó đi vào cuộc sống. Theo đại biểu Đặng Thành Tâm, Luật phải cụ thể càng nhiều càng tốt. Chính vì chưa làm được chuyện nên luật nào cũng có điều khoảng giao Chính Phủ chỉnh sửa bổ sung. Vậy là cơ quan hành pháp đã trở thành cơ quan lập pháp. Đại biểu Tâm kiến nghị:

 

Đại biểu Hoàng Hữu Phước thì đề nghị, nếu chưa có Nghị định thì chưa thông qua Luật.

 

Các đại biểu Quốc hội cho biết, đến tháng 3/2012, có 16 Luật, Pháp lệnh có hiệu lực nhưng 26 văn bản hướng dẫn chưa ban hành. Luật bị “treo” là vì vậy. Trước đó, vào buổi sáng Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật giá. Các đại biểu kiến nghị Quốc hội bổ sung các mặt hàng điện, nước, sữa vào danh mục bình ổn giá. Mặt khác hạn để doanh nghiệp tự định giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng dầu. Bên cạnh đó các đại biểu cũng thống nhất với Dự thảo luật về thành lập cơ quan thẩm định giá và quỹ bình ổn giá cả. Chỉ có điều Luật phải quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các cơ quan này. Ngoài các vấn đề trên một số ý kiến còn cho rằng để đảm bảo ổn định giá cần có một môi trường kinh doanh lành mạnh. Đại biểu Trần Du Lịch nói:

 

Hôm nay 29/5, Quốc hội thảo luận dự thảo luật giám định tư pháp và luật phổ biến giáo dục pháp luật.