Dự án đại lộ Đông Tây: Dự án để lại nhiều kinh nghiệm

(VOH) - Dự án Đại lộ Đông Tây TPHCM đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm cho người thợ xây Việt Nam. Với những gì đã làm được trên thế giới, các chuyên gia, nhà thầu Nhật Bản đã giúp cho những người điều hành dự án và công nhân xây dựng hiểu tầm quan trọng của quy trình tổ chức thi công nghiêm ngặt tại công trường như thế nào vì quy trình này là yếu tố quyết định chất lượng và thời gian thi công công trình.
Thực hiện đúng quy trình,bảo đảm làm đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật thiết kế của từng gói thầu, từng hạng mục công trình và không để xảy ra tình huống tai nạn lao động ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Ông SaiTo, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, cái khó nhất của dự án để thực hiện đúng quy trình tổ chức thi công là gói thầu hầm vượt sông Sàigòn. Cũng như các hầm do nhà thầu Nhật Bản đã làm trên thế giới, hầm vượt sông sàigòn đều trải qua 3 công đoạn từ sản xuất 4 đốt hầm ở Đồng Nai, lai dắt từng đốt hầm một và dìm đốt hầm xuống lồng sông Sàigòn không được để xảy ra sai sót về mặt kỹ thuật thì mới gọi là hoàn thành toàn bộ dự án đại lộ Đông Tây. Sở dĩ ông SaiTo nhận định như vậy là vì hạng mục này không dễ thi công, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nghiên cứu và tính toán chính xác, tại Đồng Nai, nơi sản xuất 4 đốt hầm dưới sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam đã tiếp thu được nhiều kiến thức về kỹ thuật đúc đốt hầm .

 
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, hạng mục quan trọng nhất của dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây (ảnh: VNN)

Kỹ sư Đặng Hoa Xuân là người có mặt suốt tại công trường Đồng Nai phấn khởi nói:

Lai dắt từng đốt hầm và dìm từng đốt hầm xuống lồng sông cũng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và phù hợp với thời tiết, con nước trên sông, không thể làm theo cảm tính hoặc tính toán không có cơ sở khoa học…Công việc này được các chuyên gia nhà thầu Nhật Bản nghiên cứu trước đó 3 năm, theo dõi dòng chảy của sông Nhà Bè, sông Sàigòn, theo dõi thời tiết trong từng tháng một, thời điểm nào là lai dắt đốt hầm, cho nên tại sao chỉ chọn 2 ngày trong tháng lai dắt đốt hầm mà không lai dắt liên tục 4 đốt hầm, khỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian. Bởi lẽ 2 ngày đó là thời điểm vận tốc dòng chảy của con sông bằng không và thời tiết thuận lợi cũng là điều kiện để dìm đốt hầm đúng yêu cầu đặt ra.Thành công trong lai dắt và dìm các đốt hầm xuống lồng sông còn phải kể đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành hữu quan dưới sự chỉ huy của UBNDTP, ông Vương Hoàng Thanh, phó giám đốc BQL dự án đại lộ Đông Tây cho rằng, cách tổ chức như vậy cũng là một kinh nghiệm.

Người thợ xây dựng Việt Nam tham gia dự án còn học tập được rất nhiều thứ khác từ dự án này, quy trình tổ chức điều hành, xây dựng nghiêm ngặt buộc các kỹ sư, công nhân xây dựng Việt Nam khi lao động không thể làm cẩu thả, đốt giai đoạn mà phải thực hiện đúng những quy định đề ra. Những mẽ bê tông đã đỗ hoặc khi tái lập mặt đường…v.v… phải chờ cho đúng thời gian bê tông đã khô cứng và từng phần đã dầm nén khi đưa vào sử dụng không bao giờ xảy ra bong tróc hay sự cố ngoài ý muốn. Công việc thử thách của người thợ xây dựng VN nhờ đó có nhiều kinh nghiệm hơn, nếu sau này tham gia các dự án khác sẽ hiệu quả hơn. Điều này theo ông Vương Hoàng Thanh, phó giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông Tây cần phát huy và ông đề nghị:

Những bài học về cách làm khoa học và sáng tạo như vậy chắc chắn một điều là người thợ xây Việt Nam sẽ trưởng thành hơn, cứng cáp hơn trong nghề và dự án đại lộ Đông Tây sau này đổi thành đại lộ V

õ Văn Kiệt, 1 công trình trọng điểm của thành phố sẽ hoàn thành đúng thời gian giữa năm 2011, giải quyết những vấn đề đặt ra của giao thông đô thị và còn tạo ra 1 con đường hiện đại cho bộ mặt Sàigòn- TPHCM đẹp hơn và có kiến trúc mới lạ hơn so với trước đây.