Dự Luật thuế nhà, đất-Tranh luận nhiều về việc bỏ hay không bỏ việc thu thuế nhà ở?

(VOH) - Chiều hôm qua 25/5, QH đã tổ chức thảo luận và đóng góp cho dự thảo Luật thuế nhà, đất. Đây cũng là một trong 10 dự thảo Luật dự kiến luật được thông qua tại kỳ họp lần này và có hiệu lực từ 1/1/2011. Đây cũng là một dự thảo Luật được các đại biểu cũng như cử tri cả nước quan tâm.

Việc Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định đổi tên dự thảo Luật thuế nhà, đất thành dự thảo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và loại bỏ phần thu thuế nhà ở như trong dự thảo ban đầu của Bộ Luật này làm cho không khí tranh luận tại hội trường ở nên sôi nổi với 2 luồng ý kiến: Một giữ nguyên như dự thảo Luật ban đầu và 2 là nên thay đổi

Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng: Việc đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế được rất nhiều người dân đồng thuận, nếu áp dụng thuế nhà ở ngay thời điểm này sẽ dẫn đến áp lực tăng thêm nghĩa vụ tài chính của người dân. Đại biểu Trần Đình Liêu-tỉnh Ninh Thuận, nhìn nhận: Mục tiêu của việc áp dụng thuế là để tránh tình trạng đầu cơ. Song thực tế giá trị nhà ở gắn liền với giá trị đất và đầu cơ hiện nay đang tập vào đất. Do vậy để hạn chế đầu cơ phải có áp dụng công cụ đối với đất. Đồng tình ý kiến với nhiều, đại biểu Nguyễn Thị Khã-tỉnh Trà Vinh, góp ý về vấn đề này:



Nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay việc tổ chức thu thuế đối với nhà ở sẽ gặp khó khăn và dự kiến số thu thuế nhà ở cho ngân sách Nhà nước không lớn trong khi đó chi phí cho công tác hành thu sẽ rất lớn.

 

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) phát biểu tại hội trường. Ảnh: SGGP

Đại biểu Vũ Hồng Anh-Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khẳng định: Việc không thu thuế nhà ở vào dự thảo Luật là không phù hợp với tình trạng đầu cơ hiện nay. Chính nạn đầu cơ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM đã làm giá cả về nhà và đất leo thang chóng mặt. Đại biểu Hồng Anh dẫn giải: Việc lấy lý do số tiền thuế thu từ nhà ở không lớn và tiền cho cho công tác hành thu không nhỏ để không thu thuế nhà ở như vậy là không đúng. Chính việc thu thuế nhà ở sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ những người làm công ăn lương có cơ hội tiếp cận với nhà ở. Cũng với quan điểm trên, đại biểu Trần Du Lịch-Phó đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM cho răng dự thảo Luật này không nên thông qua tại kỳ họp này mà để lại để Quốc hội tiếp tục nghiên cứu chính sửa và tiếp thu ý kiến của nhân dân. đại biểu Trần Du Lịch, góp ý thêm:

Xuất phát từ tình hình trên đại biểu Trần Du Lịch đề nghị Quốc hội cần tiến hành một cuộc giám sát về tình trạng bỏ đất hoang vì đây chính là nguyên nhân chủ yếu để đẩy giá đất của Việt Nam lên cao một cách bất thường so với mặt bằng kinh tế và thu nhập của người dân. Đồng tình với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, đại biểu Lê Quốc Dung-tỉnh Thái Bình, cho rằng:

Liên quan đến vấn thuế suất đối với đất ở, ý kiến của nhiều đại biểu đồng tình với phương án mà Chính phủ đưa ra trình trong dự thảo Luật. Cụ thể: Đối với đất ở diện tích trong hạn mức chịu thuế 0,03%; phần vượt không quá 3 lần hạn mức chịu mức 0,06% và phần vượt trên 3 lần hạn mức là 0,1%. Bởi lẽ, phương án này điều tiết cao đối với trường hợp có quyền sử dụng nhiều đất, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, điều tiết thấp đối với người có quyền sử dụng đất ở có diện tích nhỏ với người nộp thuế là người có thu nhập thấp. Đại biểu Phạm Lễ Chi-tỉnh Quảng Ninh, đóng góp ý kiến:

Góp ý cho quy định về thuế suất trong dự thảo Luật, đại biểu Dương Kim Anh-tỉnh Trà Vinh, cho rằng:

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định: Một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc ban hành Luật là tạo công cụ quản lý vĩ mô, hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất. Tuy nhiên, khi xác định thuế suất, mặc dù dự thảo luật đã có sự phân biệt giữa đất được đưa vào sử dụng với đất bỏ hoang, đất sử dụng sai mục đích, song mức chênh lệch về thuế suất không đáng kể, chưa có tác dụng ngăn chặn. Ông Hiển dẫn chứng do số tiền thuế phải nộp không đáng kể so với lợi nhuận thu được từ đầu cơ nhà, đất nên trên thực tế dự thảo luật sẽ chưa đủ mạnh để góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Ý kiến này đề nghị phải tăng mức thuế suất thứ 3 lên 0,1%, nhằm khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, chống đầu cơ...

Nhiều đại biểu cũng cho rằng cần đưa đối tượng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào quy định là đối tượng được miễn thuế nhà và đất ở trong dự thảo Luật lần này.

Sáng nay 26/4, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nuôi con nuôi và tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật này.

Quốc Dũng