Dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi cần làm rõ những vấn đề về chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

(VOH) - Dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Đức Kiên, trong ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp, sáng nay 21/5 Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi.

Liên quan đến dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi, trong buổi thảo luận tại hội trường sáng nay, Quốc hội tiếp tục nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các Đại biểu cho dự thảo của Bộ Luật này.

Xung quanh vấn đề lãi xuất cơ bản, một vấn đề từng gây tranh cãi trong suốt quá trình hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và theo khoản 5 điều 7 của Dự Luật, khái niệm này được hiểu là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố bao gồm lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ và lãi suất để áp dụng cho các giao dịch dân sự. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, tỉnh Thái Bình, cho rằng: Căn cứ lãi suất hình thành của các ngân hàng thương mại và các họat động của thị trường liên ngân hàng để Ngân hàng Nhà nước công bố một mức lãi suất. Mức lãi suất này không phải là mức bắt buộc để các ngân hàng và tổ chức tín dụng tuân theo mà đây là mức để Ngân hàng Nhà nước thông qua đó điều hành chính sách tiền tệ đất nước nhằm kiểm soát tình hình cạnh tranh vốn để ngăn chặn vấn đề cho vay nặng lãi,… Đây là một quy định của thế giới và Việt Nam cũng phải tuân theo quy định chung của họat động tiền tệ thế giới. Phân tích về quy định lãi suất cơ bản, đại biểu Cao Sỹ Kiêm, nói:


Riêng phần quy định về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của Ngân hàng Nhà nước ghi trong dự án Luật làm cho đại biểu Trần Thị Dung, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên băn khoăn. Đại biểu Dung chỉ ra trong khoản 1 Điều 2 của dự Luật quy định Ngân hàng Nhà nước như một cơ quan quản lý nhưng khoản 2 lại quy định Ngân hàng Nhà nước như một tổ chức kinh tế. Từ vấn đề này dẫn đến việc nhập nhằng không biết Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý hay tổ chức kinh tế? Đại biểu Trần Thị Dung, cho rằng:
Tình hình quản lý dự trữ ngoại hối là một vấn đề được rất nhiều đại biểu tập trung phân tích và đóng góp ý kiến. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi lần này cần phải quy định rõ ràng, cụ thể việc xem xét thông qua chi tiêu ngoại hối Nhà nước là phải do Quốc hội quyết định hoặc có thể ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ thông qua. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp bách của đất nước cần sử dụng đến dự trữ ngoại hối thì Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định.

Cũng liên quan đến vấn đề dự trữ ngoại hối Nhà nước, đại biểu Trần Du Lịch, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, nêu ý kiến:
Trong phần thảo luận tại tổ chiều nay, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến cho chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM mà Chính phủ đã tờ trình tại kỳ họp.
Đối với dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM, đa số ý kiến đại biểu cho rằng: Cần tập trung làm rõ tính khả thi, lợi ích kinh tế, quốc phòng-an ninh và hiệu quả khai thác mà dự án đem lại. Các đại biểu cũng cho rằng với nguồn vốn vay hơn 55 tỷ USD để thực hiện dự án liệu khoản nợ của Nhà nước có bị phình to thêm nữa hay không,…?
 

Quốc Dũng