Dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Chưa thuyết phục về tính thực tiễn.

(VOH) - Sáng qua 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đa số đại biểu bày tỏ đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội về sự cần thiết phải ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đây là một nhu cầu cấp bách, góp phần khắc phục những tồn tại trong việc sử dụng năng lượng ở nước ta thời gian qua, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hiện, nước ta có 3 lĩnh vực tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm năng lượng lãng phí, tiết kiệm bằng cách khuyến khích sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm giảm cường độ điện năng. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho thấy, nước ta còn rất lãng phí năng lượng ở cả ba lĩnh vực này. .

Đại biểu Trần Văn-tỉnh Cà Mau, cho rằng, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo cũng có nhiều hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng để chống hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự nóng lên của trái đất. Việt Nam có thế mạnh về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, do đó chúng ta cần phải có một chính sách quản lý và sử dụng các loại năng lượng tái tạo này. Đại biểu Trần Văn, cho rằng:

Ở một khía cạnh khác, hầu hết các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật còn mang tính khẩu hiệu, chung chung thiếu tính thực tiễn và chưa cụ thể hóa được nhiều quy định của pháp lệnh, chưa cụ thể hóa những tác động khuyến khích chế tài để đủ mạnh thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Tấn Quân-Đại biểu Quốc hội tỉnh Cần Thơ thì cho rằng, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công là vấn đề quan trọng, đặc biệt là sử dụng điện, nhiên liệu cho các phương tiện phục vụ cho hoạt động công, nhưng việc chế tài các vấn đề trên chưa thấy đưa vào cụ thể trong dự thảo Luật. Nhiều điều quy định của dự thảo còn mang tính chung chung như là khẩu hiệu, chưa thể hiện tính ràng buộc cao bằng luật pháp, chưa đáp ứng được đòi hỏi cấp bách thực tế hiện nay về thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ông Nguyễn Lân Dũng-Đại biểu tỉnh Đắc Lắc tỏ ra lo lắng về tình hình các nguồn năng lượng hiện nay đang bị lãng phí quá nhiều. Đại biểu Dũng dẫn giải hiện nay chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào 2 nguồn năng lượng là than đá và dầu mỏ. Ở 2 nguồn năng lượng này chúng ta không có chính sách dự trữ mà lại đem xuất khẩu ồ ạt. Ông Dũng cho rằng chỉ 30 năm nữa nguồn năng lượng dầu mỏ của chúng ta sẽ cạn kiệt và theo dự báo đến năm 2012 chúng ta sẽ và theo nhu cầu đến năm năm 2025 chúng ta sẽ nhập hàng chục triệu tấn than. Chính vì điều này ngay từ bây giờ phải có kế hoạch để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng như lời đại biểu Nguyễn Lân Dũng, nói:

Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Lân Dũng là dự thảo Luật cần có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng gió, nước, mặt trời,… Cần khuyến khích việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào mà chúng ta đang có, từng bước thay thế những nguồn năng lượng hữu hạn có thể cạn kiệt như than đá, dầu mỏ… Về tính giá trị và ý nghĩa cụ thể của Dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo như ý kiến của đại biểu Trần Văn Kiệt-tỉnh Vĩnh Long nêu ra vẫn còn chưa được rõ ràng:

Ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt; chú trọng những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong các hộ gia đình và du lịch, trong đó hướng trọng tâm vào lựa chọn, lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện hợp lý, khoa học; điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện, công suất tiêu thụ điện của một số thiết bị điện dân dụng; thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng tối ưu, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất nông nghiệp và phải có chính sách ưu đãi, thủ tục hấp dẫn; chế tài rõ ràng, có chính sách vĩ mô mang tính xuyên suốt; các chương trình vận động tiết kiệm năng lượng,... để khuyến khích sử dụng năng lượng thiên nhiên.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thuế nhà, đất.

Quốc Dũng