Giải pháp chống ngập thành phố: Phải được chỉ huy thống nhất

(VOH) - Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố (Trung tâm chống ngập), hiện nay trên địa bàn TP.HCM còn 68 điểm ngập, trong đó có 48 điểm ngập hiện hữu và 20 điểm ngập phát sinh, xuất hiện rải rác trên khắp địa bàn Tp, đặc biệt là các vùng ven như: Khu vực tỉnh lộ 43, khu vực Kinh Dương Vương – quận 6, Nguyễn Văn Quá – quận 12 …

Nguyên nhân gây ngập quanh đi quẩn lại vẫn là do tình trạng lấn chiếm kênh rạch làm thu hẹp dòng chảy, nước từ trong cống không thể chảy ra kênh rạch được; Việc san lấp kênh rạch xây dựng hạ tầng đô thị, khu dân cư làm mất diện tích trữ nước và thoát nước; Tình trạng thi công chặn dòng, gây ngập cho khu vực dự án còn phổ biến, đặc biệt là thi công gây ngập trong hẻm. Muốn thoát nước tốt, cứ 1km đường thì phải có 2km cống. Khảo sát cho thấy: Trên địa bàn TP có khoảng trên 3000 km đường, nhưng chỉ có gần 1500km cống. Vậy, chúng ta mới chỉ xây dựng được 30% khối lượng cống để đáp ứng thoát nước trên các tuyến đường. Với tốc độ đô thị hóa – các khu dân cư mọc lên như nấm, các công trình thi công chặn dòng và tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp trong những năm gần đây khi lượng mưa trút xuống lớn… đã khiến hệ thống cống quá tải, gây ngập là chuyện hiển nhiên. Để giải quyết tình trạng ngập trên địa bàn TP, ngay từ đầu năm, UBND TP đã chỉ đạo đặc biệt ưu tiên nguồn vốn thực hiện các công trình chống ngập, hiện TP đang triển khai 3 dự án lớn: Dự án Vệ sinh môi trường nước lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè; Dự án Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu hủ Bến nghé và Dự án Nâng cấp Đô Thị. Trong khi chờ các dự án được hoàn thành, Trung tâm Chống ngập cũng đã có những động thái ứng phó kịp thời nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho hệ thống. Thạc sỹ Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước - Trung tâm chống ngập cho biết:

Thời gian qua, TP đã triển khai hàng loạt dự án chống ngập kiểm soát triều. Điển hình là quy hoạch 1547 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt thực hiện hệ thống cống và đê bao ngăn xung quanh TP nhằm ngăn nước triều xâm nhập vào TP. Ông Lê Xuân Bảo – Phó Viện trưởng Viện Thủy lợi và Môi trường cho biết:

Tuy đã có rất nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các giải pháp chống ngập, nhưng chúng ta vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể về thoát nước cho toàn TP – kể cả việc liên kết các hệ thống công trình chống ngập ở nội đô và ngoại thành. Mà đây lại là một việc cực kỳ quan trọng. Theo ông Nguyễn Ngọc Anh – Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam – muốn việc chống ngập khả thi, đạt hiệu quả cao, chúng ta cần xem xét những vấn đề sau:

Bên cạnh những biện pháp cấp bách ứng phó với tình trạng ngập xảy ra trên địa bàn Tp.HCM, thì việc hiệu chỉnh kịp thời nhằm tránh tình trạng các giải pháp bị “lạc hậu” do biến đổi khí hậu gây ra đối với những biện pháp trung và dài hạn là điều không thể thiếu. Cần kíp lắm một cơ quan điều hành chung về chống ngập – Một cơ quan đủ mạnh cả về chuyên môn và thực quyền nhằm điều hành thống nhất, vạch ra giải pháp khả thi, tạo hiệu quả trong công tác chống ngập trên địa bàn thành phố.