Giải pháp nào cho người sau cai?

(VOH) - Theo đánh giá của Ban phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội quận, trên địa bàn quận Bình Thạnh có các tụ điểm phức tạp về ma túy tập trung ở các phường 3, 11, 12, 13, 17, 19, 21, 22, 26. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Ban vận động là làm thế nào để kéo giảm tỷ lệ ma túy xuống mức thấp nhất. Đây cũng là trọng trách nặng nề đặt ra trên vai những người làm công tác này ở các quận, phường,khu phố.

Tạo việc làm cho người sau cai nghiện là vô cùng cần thiết. Ảnh: ngoquyen

Khi chúng tôi xuống cơ sở tìm hiểu về mô hình giúp đỡ người sau cai, cũng như thực trạng, khó khăn và những chuyển biến mới ở các phường trên địa bàn quận Bình Thạnh, thì được nhiều người ở tổ Cán sự xã hội tâm sự rằng: Hiện nay, một trong những khó của tổ Cán sự xã hội giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng là một số thành viên trong tổ còn ngại khi tiếp xúc với các em tái hòa nhập cộng đồng, mặt khác, có những gia đình có con em sau cai trở về cũng mặc cảm với những người xung quanh, khép kín và ngại giao tiếp với người dân trong khu phố, nên việc tư vấn, hỗ trợ cho các em vẫn còn hạn chế. Nghiêm trọng hơn là có em bị nhiễm HIV sẽ dễ dẫn đến tái nghiện. Bởi việc hút chích sẽ phần nào giúp các em thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, bản thân người sau cai và gia đình vẫn cứ giấu địa phương nên việc quản lý và giúp đỡ các em gặp rất nhiều rào cản. Đây cũng là điểm bất lợi cho các gia đình này, bởi không phối hợp tốt với địa phương, họ sẽ không nắm bắt được những dịch vụ hỗ trợ dành cho con em mình. Ông Mai Văn Ba, tổ trưởng tổ Cán sự xã hội phường 28 cho biết:

Hồ hởi khoe với chúng tôi về những chuyển biến mới ở phường mình, ông Võ Văn Diệp, tổ trưởng tổ cán sự xã hội phường 7 quận Bình Thạnh nói: Trong số 50 em sau cai tái hòa nhập ở phường, sau hai năm đã giảm còn 36 em, trong đó, 27 em đã hết hạn quản lý theo nghị định 114. Điều đáng mừng là nhiều em trong số này có năng lực, trình độ. Đã có 3 em làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 em được phường giải quyết cho vay vốn đi học lái xe taxi, 1 em khác vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ. Ông Diệp cho biết thêm:

Bên cạnh đó, tổ Cán sự xã hội phường cũng thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ, động viên các em. Đối với những gia đình có con em sau cai gặp khó khăn, phường cũng đã trợ cấp 520 ký gạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đã trợ cấp cho các em sau cai sinh con đầu lòng mỗi em 1 triệu đồng. Riêng bản thân ông cũng đã đề xuất cấp cho hai em có hoàn cảnh khó khăn hai thẻ bảo hiểm y tế để các em có điều kiện chăm sóc sức khỏe của mình. Khi được hỏi ông có đề xuất gì thêm không, ông trầm ngâm nói: Cảnh sát khu vực phường nên thường xuyên cập nhật hồ sơ của các em sau cai, xem các em tiến bộ như thế nào, làm việc gì, ở đâu, công việc có chính đáng hay không.

Ông Nguyễn Văn Giảng, tổ trưởng tổ Cán sự phường 11 cho biết: những em tái hòa nhập cộng đồng sở dĩ tái nghiện là bởi khi về địa phương, vẫn còn người mua và người bán lén lút ma túy và dễ bị bạn bè lôi kéo. Do đó, tổ Cán sự phường nên phân chia quản lý từng khu phố. Như riêng ở khu phố 3, cứ 1 em hồi gia đã có 4 người quản lý, giúp đỡ. Cứ 2 tháng lại báo cáo kết quả về tổ cán sự phường 1 lần. Kể cho chúng tôi nghe câu chuyện vui  trong một lần vận động, ông Giảng nhớ lại: Có 1 em gái sau khi cai nghiện về địa phương lấy chồng, có con. Chung sống với nhau một thời gian thì anh chồng mới biết trước đây vợ mình đã từng chích xì ke, ma túy, vậy là bực mình, kiếm cớ chì chiết vợ. Ông Giảng đến nhà khuyên bảo anh chồng: “Chuyện đã qua rồi, hiện tại chị nhà là người vợ tốt thì việc gì phải khơi lại quá khứ!?” Nhờ vậy mà gia đình đã bớt hục hặc và họ đã có được tình yêu đến hôn nay . Ông chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi," khi làm việc với những đối tượng này thì người cán sự xã hội phải là người tinh tế, biết cảm thông, có như thế mới vun được hạnh phúc lứa đôi cho những người sau cai trở về".

Còn ở phường 28, quận Bình Thạnh, trong số 19 em tái hòa nhập cộng đồng thì có 5 em nằm trong diện hết hạn quản lý, trong đó, có em tên Lương Hữu Đạt đã tái nghiện nhiều lần. Do đó, địa phương đã đưa em vào chương trình dùng Methanol. Và hiện nay, sức khỏe và tinh thần của Đạt được cải thiện đáng kể. Đạt chia sẻ:

Hầu hết những người trong chương trình này đều nói với chúng tôi rằng, chương trình Methanol rất tốt, họ mong chương trình tiếp tục duy trì và mở rộng để giúp những người lầm lỡ như họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, đây chỉ là chương trình thử nghiệm của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài vào Việt Nam, lấy Tp.HCM làm điểm, thử nghiệm trong vòng 5 năm, chỉ dành cho những người đã từng cai nghiện ở các cơ sở cai nghiện trong thành phố mà vẫn bị tái nghiện. Sau khi được địa phương xem xét với những tiêu chí, cam kết  rõ ràng và quyết tâm cao của người sau cai, sẽ được đưa vào chương trình dùng thử. Tuy nhiên, chỉ tiêu dùng Methanol cho từng đối tượng,  được tổ chức này quy định hẳn hoi với liều lượng cụ thể và được kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu xét thấy có liều lượng ma túy hoặc heroin trong máu của những người đang dùng Methanol, lập tức sẽ loại đối tượng này ra khỏi chương trình. Tuy nhiên, nếu chương trình này được triển khai rộng rãi, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền của cho gia đình và xã hội. Bởi có bênh nhân tâm sự: một ngày có khi họ dùng từ 1 triệu đến 2 triệu đồng chất ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Nhưng nếu uống Methanol thì giá thành rất rẻ, 1 liều chỉ khoảng 6.000 đồng/ngày. Nhà nước cũng đang có kế hoạch để sản xuất thuốc này tại Việt Nam, trong tương lai gần, sẽ triển khai rộng rãi.

Anh Nguyễn Đức Tiến, là một người sau cai, về tái hòa nhập cộng đồng được 4 năm rồi. Anh cũng được tham gia chương trình Methanol và cho rằng chương trình này rất hay. Anh bảo rằng Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đến những người muốn bỏ đi như anh. Anh cũng mong mọi người đừng nhìn những người như anh bằng ánh mắt kỳ thị, và chương trình vay vốn nên mở rộng bởi nhiều nơi vẫn chưa triển khai sâu sát xuống tận hộ gia đình người sau cai.

Nói về chương trình xóa đói giảm nghèo dành cho người sau cai, ông Nguyễn Văn Cang, Trưởng phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Bình Thạnh nói rằng đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi vì có vốn làm ăn, mới ổn định cuộc sống, thì tỷ lệ tái nghiện sẽ giảm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sẽ đọng lại một vài trường hợp, ông sẽ xem xét và điều chỉnh lại. Ông cho biết nguồn vốn hỗ trợ thì rất dồi dào, từ quỹ vì người nghèo của Mặt trận, quỹ xóa đói giảm nghèo, các chương trình xã hội của các đoàn thể khác, và hàng năm, quận cũng dành một khoảng kinh phí để giúp đỡ cho những đối tượng này vào những dịp cuối năm. Đối với vấn đề quản lý người sau cai, đến nay, quận Bình Thạnh tiếp nhận hơn 1.000 em về địa phương, Nói về các quản lý các em sau cai trên địa bàn quận, Ông Cang cho biết:

Song song đó, y tế dự phòng của quận cũng có dự án về hồi gia cho người sau cai. Theo đó, đã giới thiệu được 22 người hồi gia đi học nghề như: sửa máy tính, máy lạnh, trang điểm, mỹ thuật… bình quân mỗi người học xong một khóa dạy nghề hết 10 triệu đồng. Và hiện có 4 em đang đợi duyệt tiếp để được học.

Khi chúng tôi hỏi đánh giá thế nào về sự chuyển hóa khu phố lành mạnh không có ma túy mại dâm, ông Cang cũng thừa nhận thực tế rằng: Qua 2 năm thực hiện thì quận chỉ đạt được ở mức chuyển hóa mạnh thôi. Theo đó, ở phường 3 thì có cầu Ba Lai, phường 21 thì có Ao Cá, hẻm 72, phường 2 thì có khu vực Cầu Đá… Việc chuyển hóa địa bàn luôn được cơ quan năng quan tâm thường xuyên, nhưng để giữ vững thì rất cần các phường cần tập trung các giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, quản lý sát sao. Bởi để đạt ở mức 1 A và 1 B, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó, vừa phải quản lý số người về, giải quyết việc làm, vừa phải có những giải pháp để chuyển hóa địa bàn và ngăn chặn số người nghiện phát sinh… Đây là vấn đề lo ngại không chỉ riêng quận Bình Thạnh, mà của các quận trên địa bàn Tp.HCM hiện nay. Bởi thực tế cho thấy, số người sau cai trở về, dù được quản lý chặt chẽ bằng rất nhiều hình thức, nhưng nhiều nơi vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái nghiện. Hàng tuần, Ban tư vấn của các quận cũng đã xét để đưa người vào cơ sở chữa bệnh. Và số người nghiện phát sinh mới tuần nào cũng có. Trong vấn đề đấu tranh, phòng ngừa, quản lý những đối tượng sau cai, đặc biệt là số em tiềm ẩn nhiễm HIV/AIDS là một cuộc chiến không mệt mỏi. Ngoài tình thương, sự cảm thông của gia đình, xã hội và những biện pháp răn đe nếu các đối tượng này tái phạm, thì rất cần một sự khao khát hoàn lương, một ý chí kiên định, vững vàng của bản thân những người sau cai, chính họ không ai khác, hãy tự giúp mình đứng dậy./.