Giao đất, sử dụng đất phải xuất phát từ quyền và lợi ích, cuộc sống của người dân
Về chính sách, sử dụng đất tại các nông lâm trường, đa số các đại biểu đều cho rằng ở lĩnh vực này nhà nước chưa thật sự quản lý chặt chẽ, vẫn còn nhiều bất cập, các vi phạm về luật đất đai vẫn tồn tại trên nhiều địa phương chưa xử lý triệt để, gây thất thoát lãng phí… Đại biểu K’Sor Phước – Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH cho rằng “việc sử dụng đất đai còn lãng phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, không tương xứng với giá trị tài nguyên của nhà nước”.
Trong khi đó, các công ty Nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng được nhà nước giao quản lý diện tích rất lớn, gần 7.917.000 ha nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, vấn đề quy hoạch rừng và sử dụng đất lâm nghiệp chưa thực sự được quan tâm, việc lập quy hoạch và rà soát điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chủ yếu thực hiện trên sổ sách. Có đơn vị thực hiện khoáng trắng, không quản lý được sản xuất và mục đích sử dụng đất, thậm chí để người dân tự do chuyển nhượng mục đích sử dụng đất trái pháp luật, xây dựng nhà ở công trình, dịch vụ kiên cố trên đất khoán, đặc biệt trên các nông trường cà phê, chè..mà không ai kiểm soát được. Đại biểu K’Sor Phước nhấn mạnh:
Liên quan đến vấn đề đất ở và đất sản xuất, nhiều đại biểu chỉ ra, nguyên nhân tranh chấp giữa các công ty nông lâm nghiệp và người dân kéo dài và thường xuyên là do người dân sở tại thiếu đất sản xuất canh tác, trong lúc các công ty nông lâm nghiệp quản lý quá nhiều đất, có diện tích đất để hoang hóa không sử dụng. Nhiều diện tích sử dụng không hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Hải - Tỉnh Nghệ An lý giải:
Đại biểu Trương Văn Vở, tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, “việc giao đất, sử dụng đất phải xuất phát từ quyền và lợi ích, cuộc sống của người dân, lấy sự tham gia của người dân làm trọng tâm, quản lý đất đai phải dựa trên cơ sở pháp lý, không bản đồ, thực địa, không bàn giao trên giấy, bởi thực tế cho thấy việc bàn giao trên giấy gần 900.000 ha”. Đại biểu, Trương Văn Vở kiến nghị:
Việc cho thuê, khoán, sử dụng đất nông lâm nghiệp được các đại biểu mổ xẻ khá sâu và sát với thực tế, đại biểu Nguyễn Thị Khá, tỉnh Trà Vinh cho rằng, những số liệu về cho thuê, khoán, chuyển giao đất nông lâm nghiệp trên báo cáo vẫn còn thấp hơn so với thực tế. Trong năm 2004 – 2014 chỉ riêng 3 tỉnh Đắk Nông, ĐắkLak, Bình Phước đã gần 100.000 ha, như vậy rất lãng phí cho ngân sách nhà nước, câu hỏi đặt ra ai sẽ chịu trách nhiệm cho các vấn đề bất cập này:
Về những vấn đề mà các đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang nhìn nhận đây là trách nhiệm của bộ. Bộ đã thấy rõ những yếu kém về chậm ban hành các văn bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Hiện Bộ đang xây dựng các giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài để khắc phục các vấn đề này:
Riêng về việc thanh tra xử phạt vi phạm trong sử dụng đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang đề nghị giao thanh tra chính phủ chủ trì xử lý đứt điểm trong năm 2016.